Viettel sở hữu băng tần “vàng” 700MHz thúc đẩy phủ rộng 4G/5G

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) là nhà mạng đầu tiên của Việt Nam đã đấu giá thành công băng tần 700MHz với quyền sử dụng khối tần B2-B2’ trong thời hạn 15 năm. Một bước tiến chiến lược trong phủ sóng 5G toàn quốc.

(Ceo-talk.vn) – Trong thông cáo phát đi ngày 20.5, Viettel cho biết chi 1.995,6 tỉ đồng để sở hữu băng tần này, là mức tương đương với giá trung bình thế giới cho loại tài nguyên tần số chiến lược này.

Nhà cung cấp viễn thông số 1 Việt Nam cho biết sẽ tập trung mọi nguồn lực triển khai hạ tầng tích hợp băng tần mới cho mục tiêu hơn 20.000 trạm phát sóng 5G trên băng tần 700MHz trước ngày 31.12.2025. Theo đó hướng đến xây dựng mạng 5G mạnh nhất và rộng nhất tại Việt Nam.

Khối tần B2-B2’ được đánh giá có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng mạng lưới và mở rộng vùng phủ sóng 4G và 5G tại Việt Nam. Với khả năng truyền sóng xa, xuyên tường tốt, tần số này sẽ giúp Viettel phủ sóng hiệu quả tại các khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, cũng như trong các công trình cao tầng và khu vực đô thị có hạ tầng phức tạp.

Viettel đấu giá thành công băng tần 700MHz
Viettel đấu giá thành công băng tần 700MHz

Theo tính toán kỹ thuật, khối tần số 700MHz có bán kính phủ sóng lớn gấp 1,8 lần so với băng tần 1800MHz. Việc sử dụng tần số này sẽ giúp Viettel tiết kiệm hàng ngàn tỉ đồng chi phí đầu tư, đồng thời cải thiện đáng kể trải nghiệm người dùng.

Đây là lần thứ tư Viettel tham gia đấu giá băng tần 700MHz. Khối tần vừa giành được đã được Bộ Khoa học và Công nghệ quy hoạch để triển khai các hệ thống thông tin di động theo chuẩn IMT-Advanced (4G) và các thế hệ tiếp theo.

Phát biểu về sự kiện này, Thiếu tướng Tào Đức Thắng – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel – nhấn mạnh: “Việc sở hữu khối tần 700MHz là bước đi chiến lược giúp Viettel hiện thực hóa Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về phát triển hạ tầng số tốc độ cao, kết nối toàn diện người dân, chính quyền và doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi số trên toàn quốc.”

Trên nền tảng tần số mới, Viettel sẽ triển khai các dịch vụ di động băng rộng 4G/5G tốc độ cao, độ trễ thấp, phục vụ nhu cầu giải trí, làm việc từ xa, học trực tuyến và phát triển các ứng dụng Internet vạn vật (IoT) như thành phố thông minh, nông nghiệp số, giao thông thông minh…

Băng tần 700MHz là một trong những băng tần “vàng” được nhiều quốc gia ưu tiên sử dụng cho mạng di động thế hệ mới 4G và 5G, đặc biệt tại các khu vực có mật độ dân cư thấp, địa hình rộng lớn hoặc khó triển khai hạ tầng.

Hoa Kỳ là một trong những nước đầu tiên sử dụng băng tần 700MHz cho mạng LTE từ năm 2010, Verizon và AT&T đã sử dụng băng tần này để phủ sóng rộng khắp nước.

Liên minh châu Âu cũng thống nhất quy hoạch băng tần 700MHz để phát triển mạng 5G từ năm 2020. Tại châu Á – Thái Bình Dương, nhiều nước như Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia cũng đã cấp phép hoặc triển khai băng tần 700MHz cho mạng 4G/5G.

Các nhà mạng Việt Nam hiện đang triển khai dịch vụ chính thức trên các băng tần 900MHz, 1.800MHz, 2.100 MHz và 2.600 MHz, đồng thời triển khai thử nghiệm 5G và 5G tốc độ siêu cao trên hai băng tần 3500MHz (C-band) và 26GHz (mmWave). 

———————————-

Đọc thêm>>
Viettel khởi công trung tâm dữ liệu siêu cấp 140MW tại TP.HCM
Viettel AI trình làng công nghệ hợp nhất mô hình AI đột phá tại ICLR 2025
Viettel khai thác tuyến cáp biển mới có dung lượng lớn nhất Việt Nam
Báo cáo an ninh mạng Viettel: Ngành tài chính thành mục tiêu tấn công hàng đầu
Công ty mới của Viettel nhắm đến thị trường dịch vụ khách hàng 650 tỉ USD

Xem thêm

Argor Capital dẫn dắt vốn 10 triệu USD vào startup AI Hay

Startup công nghệ AI Hay – nền tảng AI tạo sinh kết hợp hỏi đáp và mạng xã hội – vừa công bố gọi vốn thành công 10 triệu đô la Mỹ trong vòng Series A do quỹ đầu tư Argor Capital dẫn dắt.

Triển vọng Doanh nghiệp 2025: Tái cấu trúc, mở rộng thị trường và chuyển đổi số

Khảo sát do Ngân hàng UOB thực hiện vừa công bố cho thấy các phản ứng của doanh nghiệp sau những biến động về thuế quan kể từ tháng 4: 80% đang chủ động đưa ra giải pháp ứng phó và 60% vẫn giữ quan điểm tích cực về triển vọng trong năm tới.

Ứng dụng AI và dữ liệu thông minh: Chìa khóa quản trị doanh nghiệp hiện đại

Từ bộ phận điều hành đầu não đến trung tâm chăm sóc khách hàng, trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu thông minh đang từng bước tái định hình cách các doanh nghiệp vận hành và đưa ra quyết định để đổi mới năng lực kinh doanh.

SSI, Tether, U2U và AWS hợp tác phát triển hạ tầng tài chính số

Ngày 19.6, các đơn vị thành viên của công ty Chứng khoán SSI đã ký hợp tác với ba đối tác công nghệ - tài chính: Tether, U2U Network và AWS, đánh dấu bước tiến trong xây dựng hạ tầng tài chính số, tích hợp công nghệ blockchain và điện toán đám mây tại Việt Nam.

AI là bài kiểm tra năng lực tư duy chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam

Theo TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, trí tuệ nhân tạo (AI) AI không chỉ là một xu hướng công nghệ mà còn là bài toán tích hợp giữa chiến lược, năng lực tổ chức và khả năng quản trị sự thay đổi trong doanh nghiệp.