Năng lực cơ bản của một người đi làm là năng lực sống sót trong xã hội. Nếu không có sự năng động, tích cực và ý thức vươn lên thì không thể tiến bộ, phải ở vào tâm thế quyết đoán chứ không phán đoán, không phải chỉ trích mà hành động, không phải nhận thức mà là thái độ và ý thức… Nó là năng lực tổng hợp, năng lực ứng phó với hoàn cảnh và khả năng phục hồi.
. . .
Link gốc – (Người Đô Thị, 24/09/2016)
Học về tinh thần nhận thức vấn đề
Một chương trình đào tạo thực tập sinh theo phương pháp Reteaming (Cơ chế quản lý và quản trị tâm thế) tại các công ty AXIS và ACSD cho kết quả, 95% cảm thấy “hữu ích cho cả công việc và cuộc sống”, “hiểu được tinh thần hợp tác và chia sẻ” cũng như “hiểu được mục tiêu phấn đấu của bản thân”.
Reteaming là chương trình do các bác sĩ và nhà tâm lý học xã hội Phần Lan đồng phát minh được sử dụng hiệu quả trong thời kỳ suy thoái của Phần Lan và đến nay được hệ thống hóa và sử dụng hiệu quả ở nhiều nền văn hóa của 23 quốc gia.
Bà Kawanishi Yumiko, Viện trưởng Viện nghiên cứu EAP-Nhật, chia sẻ kinh nghiệm giải quyết vấn đề về đào tạo nhân lực được các doanh nghiệp Nhật hệ thống hóa thành biện pháp trị liệu tâm lý ngay từ những năm 1980 và vẫn là lựa chọn thời sự hiện nay.
Theo đó, muốn đảm bảo được nguồn nhân lực thì trước tiên phải giải quyết được quan hệ giữa người và người – đây là vấn đề thách thức mà các doanh nghiệp tại Nhật Bản cũng đang gặp phải chứ không chỉ khi đến hoạt động tại Việt Nam.
Việc đào tạo nhóm là hướng các cá nhân tới cách giải quyết vấn đề, tạo đòn bẩy nâng cao năng lực cạnh tranh cho nhân lực trong ngành công nghiệp. Bà Yumiko chia sẻ tình hình ở Nhật đã phải kêu gọi đào tạo nhằm củng cố những năng lực cơ bản cho người đi làm, gồm: năng lực làm việc mới (action), năng lực suy nghĩ thấu đáo (thinking) và năng lực làm việc nhóm (teamwork).
“Quan điểm của đào tạo là tạo ra kỳ vọng, lý tưởng để nhân viên hành động, suy nghĩ và quan tâm đến đồng đội, tổ chức, họ thoát ra khỏi cảm giác bị bắt ép làm việc để học phương thức thúc đẩy cải tiến cơ bản từ dưới lên và tinh thần nhận thức vấn đề”, bà Yumiko chia sẻ.
>>Quản trị doanh nghiệp trước áp lực truyền thông xã hội
>>Nhà quản trị John Sculley: Doanh nghiệp lớn, nhỏ đều phải biết thích nghi
. . .
Tư duy về tính tương tác đa chiều
Hội thảo Aureole Conference 2 với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, trường học và doanh nghiệp liên quan đến các chương trình thực tập sinh, ý thức nghề nghiệp trong sinh viên và cách thức phát triển hiệu quả nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển.
Chương trình do Mitani Sangyo, một công ty đầu tư vào Việt Nam từ năm 1994 với 1.700 nhân viên tại Việt Nam, tổ chức. Hội thảo được kỳ vọng trở thành cầu nối cho quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản với sự hỗ trợ của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)
Ông Hanada Mitsuyo, giảng viên danh dự Đại học Keio Nhật Bản, lưu ý với sinh viên tập sự tại các doanh nghiệp rằng đó không phải là nơi học về kiến thức nghiệp vụ hay kỹ năng nghiệp vụ, mà là nơi “học về phương pháp, ý thức, thái độ làm việc và nhận biết quy trình”.
Chia sẻ quan điểm về thực tập sinh trong doanh nghiệp, theo ông điểm quan trọng là làm sao để họ hiểu được rằng công việc không chỉ là trách nhiệm của một người mà nó là “mối quan hệ giữa người và người” trong sự tương tác đa chiều, giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, nhân viên với đối tác, khách hàng hay cộng đồng xã hội. Ông nói, “Họ cần học được rằng bên cạnh việc kết nối với xã hội còn có mối liên hệ trực tiếp với tầm nhìn, phương châm, mục tiêu của doanh nghiệp”.
Mitsuyo cho rằng năng lực cơ bản của một người đi làm là năng lực sống sót trong xã hội. Dù họ đã trưởng thành về văn hóa, văn minh nhưng chỉ mạnh về kiến thức, kỹ năng kỹ thuật nhưng năng lực sinh tồn vẫn khá yếu. Nếu không có sự năng động, tích cực và ý thức vươn lên thì không thể tiến bộ được, họ ở vào tâm thế phải quyết đoán chứ không phán đoán, không phải chỉ trích mà hành động, không phải nhận thức mà là thái độ và ý thức… “Nó là năng lực tổng hợp, năng lực ứng phó với hoàn cảnh và khả năng phục hồi”.
Thách thức rất lớn cho các nhà quản trị khi mà giới trẻ hiện nay có xu hướng tự điều chỉnh môi trường cho phù hợp với hiện trạng của họ. Chính vì vậy khi đối mặt với môi trường thử thách thì họ có xu hướng trốn tránh, điều này thể hiện qua tỷ lệ bỏ việc trong giới trẻ là rất cao. Ông khuyến cáo, vấn đề quan trọng của các nhà đào tạo là phải cắt bỏ được làn sóng này, và không có cách nào tốt hơn là việc phát triển động lực phải đi liền được với động cơ cá nhân.
Sự cần thiết đào tạo làm sao để sinh viên tự ý thức và mong muốn trưởng thành, phát triển sự nghiệp trong đầy rẫy hoàn cảnh bất lợi cho bản thân chứ không phải một môi trường “chân không, vô trùng và đã được chuẩn bị kỹ lưỡng”. Ông chia sẻ: “Đào tạo nghề nghiệp không phải là học để có năng lực kỹ thuật khi làm việc mà là học cách sống để phát huy năng lực qua công việc. Hiểu triết lý và phương châm trong sự nghiệp trọn đời (life career) thông qua cách sống của con người”.
——————————-
Đọc thêm >>
Thị trường lao động Việt Nam: Áp lực không biên giới
6 vị trí nhân sự cần có trong doanh nghiệp thời 4.0
Ngành CNTT thường trực nỗi lo mất nhân tài