FPT tăng tốc M&A: Mở rộng toàn cầu, đẩy mạnh AI và công nghệ ngành

Tháng 5.2025, tập đoàn FPT liên tiếp công bố các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) chiến lược, nhằm mở rộng hoạt động ở thị trường toàn cầu và nâng cao năng lực công nghệ chuyên sâu trong các ngành then chốt.

(Ceo-talk.vn) – Theo đó, FPT hoàn tất đầu tư vào Công ty cổ phần Giải pháp và Dịch vụ phần mềm Nam Việt (Navisoft) – doanh nghiệp có gần 20 năm cung cấp giải pháp công nghệ cho lĩnh vực tài chính Việt Nam. Giá trị sở hữu không được hai bên công bố.

Việc đầu tư vào Navisoft là bước đi tiếp theo trong chiến lược M&A tập trung của FPT, nhằm củng cố năng lực trong các ngành cốt lõi như tài chính, năng lượng và sản xuất.

Navisoft là đơn vị sở hữu các nền tảng phần mềm lõi như eBroker Plus, eAuction, eSwitch Securities. Thương vụ giúp FPT mở rộng hệ sinh thái giải pháp đặc thù cho lĩnh vực chứng khoán, từ hệ thống lõi, giao diện người dùng, kết nối công ty chứng khoán đến vận hành dịch vụ toàn trình.

Đại diện FPT, ông Trần Đăng Hòa – Chủ tịch FPT IS – nhấn mạnh: “Navisoft là mảnh ghép chiến lược giúp tăng tốc đổi mới các nền tảng công nghệ tài chính Việt Nam. Với mạng lưới kinh doanh toàn cầu của FPT, các sản phẩm Navisoft sẽ có cơ hội mở rộng quy mô ra thị trường khu vực và quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh thị trường tài chính châu Á đang tăng trưởng mạnh mẽ.”

Đầu tư và Navisoft là bước tiếp theo sau thành công trong dự án “100 ngày xử lý sự cố nghẽn lệnh HoSE” năm 2021 do FPT và Navisoft phối hợp triển khai hệ thống giao dịch mới cho Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, đánh dấu cột mốc quan trọng về năng lực công nghệ Việt Nam trong xử lý hạ tầng tài chính quy mô lớn.

Hệ thống được vận hành ổn định trong gần 5 năm, cho đến khi được chuyển giao cho hệ thống KRX từ tháng 5.2025.

chiến lược M&A của FPT
Ông Trần Đăng Hòa, đại diện tập đoàn FPT chia sẻ kỳ vọng về thương vụ M&A với Navisoft. Ảnh: FPT
FPT mở rộng thị phần năng lượng số tại châu Âu

Trong thương vụ hoàn tất mua lại công ty tư vấn công nghệ của Đức, David Lamm Consulting, được công bố hôm 5.5, FPT cho biết qua đó gia tăng năng lực công nghệ và củng cố vị thế chiến lược trong ngành năng lượng – lĩnh vực đang đóng góp gần 50% doanh thu của FPT tại châu Âu.

David Lamm Consulting sở hữu thế mạnh trong thiết kế giao diện người dùng (UI/UX), phát triển toàn diện (full-stack) tích hợp SAP và hệ thống thông tin khách hàng – là những yếu tố giúp FPT nâng cao năng lực cạnh tranh tại thị trường Đức và các nước EU.

Trước đó, từ tháng 10.2024, hai bên đã hợp tác phát triển các giải pháp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất, phân phối năng lượng và phát triển bền vững. FPT sẽ tiếp quản toàn bộ các dự án hiện có của công ty này, bảo đảm tính liên tục và chất lượng dịch vụ cho khách hàng.

“Thương vụ là bước đi quan trọng giúp tập đoàn tăng tốc đổi mới, mở rộng phạm vi ảnh hưởng toàn cầu và cung cấp giải pháp số bền vững cho các doanh nghiệp năng lượng,” – theo ông Nguyễn Khải Hoàn, phó tổng giám đốc FPT kiêm CEO FPT Software.

M&A với các tập đoàn Nhật thúc đẩy AI

Hồi tháng 4, FPT cũng mở rộng ảnh hưởng bằng việc công bố quan hệ đối tác chiến lược với hai tập đoàn Nhật Bản – Sumitomo Corporation và SBI Holdings, trong đó mỗi bên sẽ đầu tư 20% vốn vào FPT Smart Cloud Japan – đơn vị phụ trách mảng AI và điện toán đám mây của tập đoàn tại Nhật.

Việc hợp tác nhằm đẩy nhanh ứng dụng AI tại thị trường Nhật, hướng đến xây dựng hệ sinh thái sản phẩm – dịch vụ đa dạng và bền vững. Chủ tịch FPT Trương Gia Bình khẳng định liên minh này sẽ góp phần “gia tăng năng lực tự chủ về công nghệ, hỗ trợ mục tiêu ‘quốc gia AI’ mà Nhật Bản đang theo đuổi.

Từ năm 2014 FPT bắt đầu công bố kế hoạch mở rộng vị thế thông qua chiến lược M&A hướng ra thị trường quốc tế với khoản đầu tư hàng năm 30-50 triệu USD với kỳ vọng mỗi năm thực hiện thành công hai thương vụ. Tập đoàn này cũng nhấn mạnh việc duy trì chính sách dành 5% lợi nhuận của năm liền trước để đầu tư cho nghiên cứu công nghệ và M&A.

Năm 2024, FPT ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng với doanh thu 62.849 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế 11.070 tỉ đồng – tăng trưởng 19,4% và 20,3% so với năm trước. Mảng dịch vụ IT cho thị trường nước ngoài đóng góp gần 50% tổng doanh thu với 30.953 tỉ đồng – tăng 27,4% so với năm trước.

Tập đoàn đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trước thuế cho năm 2025 lần lượt 21% và 20%, tiếp tục chiến lược M&A để mở rộng vị thế thị trường toàn cầu và tạo đòn bẩy tăng trưởng mới, hướng đến mục tiêu 5 tỉ USD doanh thu dịch vụ CNTT toàn cầu vào năm 2030, đưa AI trở thành công nghệ mũi nhọn.

—————————–

Đọc thêm>>
Katalon ra mắt TrueTest: Định nghĩa kiểm thử phần mềm thời AI-native
Viettel khởi công trung tâm dữ liệu siêu cấp 140MW tại TP.HCM
Vốn tư nhân và đổi mới sáng tạo sẽ dẫn dắt thập niên tăng trưởng mới
Đằng sau quyết định thoái vốn mảng bán lẻ của FPT
PET, FPT: Vẽ lại bản đồ phân phối điện thoại
Tham vọng mới ở công ty công nghệ số 1 Việt Nam

Xem thêm

Citics nhận 2,1 triệu USD thúc đẩy nền tảng số hóa dữ liệu bất động sản

Nền tảng công nghệ bất động sản Citics hôm 14.5 công bố huy động thành công 2,1 triệu đô-la Mỹ các nhà đầu tư chiến lược, gồm TVS, Ai Viet Ventures cùng các quỹ hiện hữu là Vulpes Ventures và Vietnam Investments Group.

Từ 1.7 thử nghiệm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu Open API

Từ ngày 1.7.2025, ba mô hình fintech gồm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng và chia sẻ dữ liệu Open API sẽ được phép thử nghiệm trong khuôn khổ Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

Nền tảng TrueTest của Katalon: Định nghĩa kiểm thử phần mềm thời AI-native

Trong nỗ lực giải quyết bài toán tự động hóa kiểm thử phần mềm khi tốc độ phát triển ứng dụng ngày càng nhanh, Katalon vừa công bố TrueTest – nền tảng kiểm thử tự động ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng học hỏi liên tục từ hành vi người dùng

Vốn FDI vào Việt Nam 4 tháng đạt kỷ lục của cùng kỳ 5 năm

FDI - vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Tổng vốn đăng ký tính đến ngày 30.4 đạt 13,82 tỉ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm ngoái - mức cao nhất trong cùng kỳ 5 năm trở lại đây.

[Dữ liệu] Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 30 năm qua những cột mốc

(Ceo-talk.vn) - Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 30 năm (1994-2024) hơn 22 lần đã đưa Việt Nam vào top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời tổng kim ngạch thương mại 2024 lên gần 800 tỉ đô-la Mỹ, đưa quy mô lên vị trí thứ 17 toàn cầu.