Ngân hàng đua tiện ích công nghệ

Các dịch vụ ngân hàng tích hợp công nghệ di động đơn giản, dễ dùng và tiện lợi hơn đang trở thành xu hướng cạnh tranh chính trong các ngân hàng.

Link gốc – (Doanh Nhân Sài Gòn 22/05/2018)

Theo bà Natasha Ansell – Tổng giám đốc Citi Việt Nam, các dịch vụ ngân hàng điện tử tăng trưởng mạnh là động lực tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới. Năm 2017, giao dịch NH qua ứng dụng di động tại Citi ở châu Á – Thái Bình Dương và Việt Nam đã vượt qua tất cả các kênh điện tử khác. Mức độ kết nối di động tại Citi tăng 48% trong 12 tháng gần nhất đã đẩy giao dịch NH di động thành kênh điện tử tăng nhanh nhất.

Bà Natasha Ansell cho biết năm 2017, lượt tải ứng dụng Citi Mobile tăng 82% với số khách hàng thường xuyên sử dụng tăng 85% so với năm trước; số thẻ tín dụng được phát hành và các khoản cho vay hình thành qua các kênh điện tử tăng 57%. Riêng tại Việt Nam, Citi ghi nhận số lượt tải ứng dụng Citi Mobile trên thiết bị di động tăng 78%, số khách hàng thường xuyên sử dụng tăng 87%. Số thẻ tín dụng được mở và các khoản vay qua kênh điện tử tăng 65% và 90% khách hàng vay nhanh (qua hạn mức thẻ tín dụng) qua các kênh điện tử.

Tự in thẻ 24/7

Công nghệ giao dịch tự động được xác định là giao dịch tài chính đang được nhiều ngân hàng trên thế giới tập trung thử nghiệm và cung ứng dịch vụ. Tại Việt Nam, Tiên Phong (TPBank) là ngân hàng đầu tiên thử nghiệm mô hình ngân hàng tự động vào năm 2016 và triển khai rộng từ năm 2017. Các điểm giao dịch tự động 24/7 LiveBank ra đời đáp ứng hầu hết các dịch vụ như mở tài khoản, mở sổ tiết kiệm, thanh toán dịch vụ, rút – nộp tiền… Hiện TPBank đã mở 60 LiveBank và dự kiến đạt 100 máy LiveBank trong năm 2018 này.

ngân hàng
Giao dịch NH Citi trên smartphone

Từ tháng 5 này, tính năng phát hành thẻ ATM tức thì đã được TPBank cập nhật vào LiveBank, cho phép khách hàng tự mở tài khoản và tự in thẻ ATM eCounter ngay tại chỗ, hoàn tất trong vòng vài phút thay vì phải tới các chi nhánh trong giờ hành chính và sau vài ngày mới nhận được thẻ. Thẻ TPB eCounter ngoài các tính năng ATM còn có thể thanh toán trên máy POS/mPOS và các website trực tuyến. Đối với các loại thẻ thanh toán quốc tế, thẻ ghi nợ, khách hàng có thể đăng ký tại LiveBank và nhận thẻ tại chi nhánh.

Theo ông Nguyễn Hưng – Tổng giám đốc TPBank, việc cập nhật tính năng cho ngân hàng tự động LiveBank nằm trong mục tiêu phát triển NH số. Để tiến tới mô hình NH số, lâu nay TPBank cũng tạo sự đột phá với nhiều ứng dụng mới, như phát triển công nghệ QR Code, đưa trợ lý ảo TAio vào ứng dụng. Với công nghệ máy học (machine learning), trợ lý ảo TAio giúp tư vấn sản phẩm, dịch vụ, chỉ dẫn điểm giao dịch, thông tin về sản phẩm, các khoản vay, thông tin thẻ… và hỗ trợ khách hàng một số dịch vụ đặc thù như kích hoạt thẻ, cấp lại mã PIN thẻ…

Cá nhân hóa quản lý tài chính

Hàng loạt ngân hàng cũng bắt đầu ứng dụng công nghệ di động với các ứng dụng quản lý tài chính cá nhân. Sacombank tung ra ứng dụng di động mCard tích hợp tất cả thẻ Sacombank như một giải pháp quản lý tài chính giúp khách hàng tối ưu hóa việc thanh toán và quản lý chi tiêu.

Người dùng tải mCard về smatrphone và thực hiện giao dịch qua quét QR Code, ứng dụng mCard giúp họ chủ động quản lý thống nhất tất cả các thẻ Sacombank nhưng cũng có thể chủ động chọn từng thẻ để xem số dư, lịch sử giao dịch hay sao kê; có thể kích hoạt, khóa hoặc mở từng thẻ mà không cần qua ngân hàng.

Tương tự, VPBank cũng ra mắt nền tảng VPBank Dream – một ứng dụng ngân hàng số đa nền tảng, như một giải pháp quản lý tài chính cá nhân. Khách hàng VPBank dễ dàng hơn trong tiếp cận các sản phẩm ngân hàng, giảm thiểu thủ tục và tiết kiệm thời gian. Bên cạnh đó, VPBank Dream còn được tích hợp mạng lưới đối tác liên kết về sản phẩm như mua xe, mua nhà, du lịch, thẩm mỹ… để tạo ra hệ dịch vụ đa dạng cho khách hàng.

Theo ông Dmitry Bocharov – Giám đốc Trung tâm Số hóa ngân hàng VPBank, giải pháp VPBank Dream là nền tảng ngân hàng số đầu tiên do VPBank phát triển trong chiến lược số hóa các sản phẩm NH để cung ứng những trải nghiệm công nghệ hiện đại và tiện lợi cho người dùng. Thông qua sản phẩm này, khách hàng cũng được hưởng lợi cao hơn nhờ vào hệ sinh thái kết hợp với các đối tác của VPBank.

Để tạo ra hệ sinh thái đối tác, tại Việt Nam, Citi hợp tác với những đối tác hàng đầu như Grab, Lazada và Adayroi bên cạnh những đối tác toàn cầu như Amazon, Expedia và Airbnb, hợp tác với Facebook ra ứng dụng hỏi đáp tự động, cập nhật số dư, chi tiết giao dịch, điểm thưởng…

Citi cũng đạt được 3 triệu khách hàng đăng ký sử dụng công nghệ bảo mật sinh trắc học giọng nói. Theo bà Natasha Ansell, mục tiêu của ngân hàng số là mang đến những trải nghiệm dịch vụ mọi lúc mọi nơi, theo đó Citi chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng đơn giản, nhanh, dễ kết hợp và số hóa mạnh mẽ hơn nữa.

—————————

Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho ngân hàng bán lẻ
Ngân hàng thích nghi thế nào với công nghệ số?
M&A ngân hàng: Không dễ ai mua tôi bán
Ngân hàng số – từ đổi mới đến cách mạng

Xem thêm

Citics nhận 2,1 triệu USD thúc đẩy nền tảng số hóa dữ liệu bất động sản

Nền tảng công nghệ bất động sản Citics hôm 14.5 công bố huy động thành công 2,1 triệu đô-la Mỹ các nhà đầu tư chiến lược, gồm TVS, Ai Viet Ventures cùng các quỹ hiện hữu là Vulpes Ventures và Vietnam Investments Group.

Từ 1.7 thử nghiệm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu Open API

Từ ngày 1.7.2025, ba mô hình fintech gồm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng và chia sẻ dữ liệu Open API sẽ được phép thử nghiệm trong khuôn khổ Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

Nền tảng TrueTest của Katalon: Định nghĩa kiểm thử phần mềm thời AI-native

Trong nỗ lực giải quyết bài toán tự động hóa kiểm thử phần mềm khi tốc độ phát triển ứng dụng ngày càng nhanh, Katalon vừa công bố TrueTest – nền tảng kiểm thử tự động ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng học hỏi liên tục từ hành vi người dùng

FPT tăng tốc M&A: Mở rộng toàn cầu, đẩy mạnh AI và công nghệ ngành

Tháng 5.2025, tập đoàn FPT liên tiếp công bố các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) chiến lược, nhằm mở rộng hoạt động ở thị trường toàn cầu và nâng cao năng lực công nghệ chuyên sâu trong các ngành then chốt.

Vốn FDI vào Việt Nam 4 tháng đạt kỷ lục của cùng kỳ 5 năm

FDI - vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Tổng vốn đăng ký tính đến ngày 30.4 đạt 13,82 tỉ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm ngoái - mức cao nhất trong cùng kỳ 5 năm trở lại đây.