Triển vọng Doanh nghiệp 2025: Tái cấu trúc, mở rộng thị trường và chuyển đổi số

Khảo sát do Ngân hàng UOB thực hiện vừa công bố cho thấy các phản ứng của doanh nghiệp sau những biến động về thuế quan kể từ tháng 4: 80% đang chủ động đưa ra giải pháp ứng phó và 60% vẫn giữ quan điểm tích cực về triển vọng trong năm tới.

(Ceo-talk.vn) – Nghiên cứu Triển vọng Doanh nghiệp 2025 của UOB cho thấy ba thách thức lớn nhất gồm chi phí đầu vào tăng, gián đoạn logistics và xử lý tồn kho kém hiệu quả. Dự báo của doanh nghiệp đã thay đổi đáng kể sau khi Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp thuế quan mới, khiến 52% doanh nghiệp cho rằng chi phí sản xuất – nguyên vật liệu sẽ tăng mạnh, trong khi 30% lo ngại lạm phát leo thang.

Từ rủi ro thuế quan đến chuyển dịch chuỗi cung ứng

Tuy nhiên, gần 60% doanh nghiệp vẫn duy trì thái độ tích cực, cho thấy niềm tin vào nội lực tái cấu trúc và khả năng thích ứng linh hoạt.

80% doanh nghiệp cho biết đã bắt đầu triển khai các biện pháp ứng phó nhằm giảm thiểu tác động từ chính sách thuế mới. Trong đó, các giải pháp phổ biến bao gồm đa dạng hóa nguồn cung ứng, tăng cường nội địa hóa và giảm mức độ phụ thuộc vào từng thị trường xuất khẩu cụ thể.

Dự báo thách thức của doanh nghiệp
triển vọng doanh nghiệp

Đáng chú ý, gần 70% doanh nghiệp kỳ vọng thương mại nội khối ASEAN sẽ tăng tốc, trong khi 46% cho biết sẽ đẩy nhanh kế hoạch mở rộng ra thị trường quốc tế trong 1–3 năm tới. Thái Lan, Singapore và Trung Quốc đại lục là các điểm đến được chú trọng. Châu Âu cũng nổi lên như một khu vực chiến lược, với 25% doanh nghiệp xác định là thị trường đích quan trọng.

Khảo sát cho thấy, trong năm 2024, 72% doanh nghiệp đã chọn nhà cung cấp nội địa, 67% chuyển sang ASEAN và 43% vẫn giữ Trung Quốc đại lục như một giải pháp ổn định nguồn cung. Việc nội địa hóa, số hóa chuỗi cung ứng và tăng cường quan hệ đối tác được xem là các công cụ kiểm soát rủi ro hàng đầu.

Tuy vậy, doanh nghiệp cho biết vẫn đối mặt với nhiều rào cản khi mở rộng: thiếu đối tác đáng tin cậy, hạn chế nguồn lực tài chính, thiếu thông tin thị trường và rào cản pháp lý. 73% doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ tài chính, trong khi 65% kêu gọi các chính sách miễn – giảm thuế cho ngành bị ảnh hưởng nặng.

Chiến lược kép: Số hóa và phát triển bền vững

Để thích nghi và nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt đang đầu tư mạnh vào hai trụ cột chiến lược: chuyển đổi số và phát triển bền vững.

61% doanh nghiệp cho biết sẽ tăng cường đầu tư số hóa – đặc biệt trong các quy trình vận hành, quản lý chuỗi cung ứng, CRM và marketing.

56% cam kết thúc đẩy ESG, với các mục tiêu như giảm phát thải carbon, tiết kiệm năng lượng và thực hành quản trị minh bạch.

Việt Nam đang dẫn đầu khu vực với 75% lãnh đạo doanh nghiệp thuộc thế hệ kế nghiệp – cao hơn đáng kể so với mức trung bình khu vực là 60%. Nhóm này cho thấy đang đi đầu trong việc ứng dụng AI tạo sinh, điện toán đám mây, AR và blockchain trong điều hành doanh nghiệp.

triển vọng doanh nghiệp

Có đến hơn 95% lãnh đạo thế hệ kế nghiệp xem phát triển bền vững là ưu tiên hàng đầu. So với thế hệ trước, các lãnh đạo trẻ này thể hiện cam kết mạnh mẽ hơn, họ xem tài chính xanh như một phần trong chiến lược dài hạn nhằm gia tăng năng lực thích ứng của doanh nghiệp trước những biến động trong tương lai.

Ông Lim Dyi Chang, Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp UOB Việt Nam nhận định, sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp và với khả năng linh hoạt trong điều chỉnh chiến lược từ việc đa dạng hóa thị trường đến chuyển đổi số, là yếu tố tạo khác biệt và là những tín hiệu đáng khích lệ.

“Đây là lúc để giảm phụ thuộc vào một vài thị trường xuất khẩu lớn và khai thác hiệu quả sức mạnh từ nội khối ASEAN. Với năng lực đổi mới và tinh thần thích nghi, doanh nghiệp Việt có thể tận dụng giai đoạn này để định hình lại chiến lược phát triển bền vững hơn về dài hạn,” đại diện UOB nhận định.

Nghiên cứu Triển vọng Doanh nghiệp 2025 được UOB thực hiện thường niên. Trong kỳ khảo sát này với sự tham gia của hơn 4.200 doanh nghiệp tại 7 thị trường châu Á, trong đó có 532 doanh nghiệp từ Việt Nam cùng với một khảo sát nhanh được tiến hành với 800 doanh nghiệp sau sự kiện thuế quan Hoa Kỳ công bố hồi tháng 4.

TẢI BÁO CÁO

————————————————–
Đọc thêm >>
[Dữ liệu] Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 30 năm qua những cột mốc
Vốn FDI vào Việt Nam 4 tháng đạt kỷ lục của cùng kỳ 5 năm
PwC báo cáo xu hướng M&A toàn cầu: Triển vọng năm 2025
Savills: Cuộc đua trung tâm dữ liệu phát triển AI tại châu Á

Xem thêm

Argor Capital dẫn dắt vốn 10 triệu USD vào startup AI Hay

Startup công nghệ AI Hay – nền tảng AI tạo sinh kết hợp hỏi đáp và mạng xã hội – vừa công bố gọi vốn thành công 10 triệu đô la Mỹ trong vòng Series A do quỹ đầu tư Argor Capital dẫn dắt.

Ứng dụng AI và dữ liệu thông minh: Chìa khóa quản trị doanh nghiệp hiện đại

Từ bộ phận điều hành đầu não đến trung tâm chăm sóc khách hàng, trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu thông minh đang từng bước tái định hình cách các doanh nghiệp vận hành và đưa ra quyết định để đổi mới năng lực kinh doanh.

SSI, Tether, U2U và AWS hợp tác phát triển hạ tầng tài chính số

Ngày 19.6, các đơn vị thành viên của công ty Chứng khoán SSI đã ký hợp tác với ba đối tác công nghệ - tài chính: Tether, U2U Network và AWS, đánh dấu bước tiến trong xây dựng hạ tầng tài chính số, tích hợp công nghệ blockchain và điện toán đám mây tại Việt Nam.

AI là bài kiểm tra năng lực tư duy chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam

Theo TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, trí tuệ nhân tạo (AI) AI không chỉ là một xu hướng công nghệ mà còn là bài toán tích hợp giữa chiến lược, năng lực tổ chức và khả năng quản trị sự thay đổi trong doanh nghiệp.

Australia và Việt Nam ra mắt Trung tâm Công nghệ Chiến lược thúc đẩy hợp tác số

Trung tâm Công nghệ Chiến lược Australia – Việt Nam chính thức ra mắt ngày 11.6, đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác đổi mới sáng tạo giữa hai quốc gia.