PwC báo cáo xu hướng M&A toàn cầu: Triển vọng năm 2025

Báo cáo được PwC đưa ra tại diễn đàn M&A toàn cầu năm 2024, dự báo thị trường đồng thời phân tích những yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến hoạt động M&A trong năm 2025. Những động lực nào thúc đẩy gia tăng nhu cầu M&A.

(ceo-talk.vn) – Báo cáo nhận định hoạt động M&A tại Việt Nam không nằm ngoài xu hướng toàn cầu, sôi động trong một số ngành cụ thể gồm y tế và giáo dục.

PwC kỳ vọng môi trường M&A cho lĩnh vực y tế thuận lợi hơn trong năm 2025 bởi tình trạng thiếu hụt sản phẩm, rủi ro chuỗi cung ứng và những chính sách mới đang thúc đẩy các hoạt động M&A trong ngành y tế.

Trong lĩnh vực dược phẩm và khoa học đời sống, các thương vụ chủ yếu tập trung vào công nghệ sinh học để đối phó với tình trạng sắp hết hạn độc quyền bằng sáng chế và thoái vốn các tài sản không trọng yếu nhằm tối ưu hóa danh mục đầu tư.

PwC dự báo năm 2025 thị trường M&A trong lĩnh vực y tế Việt Nam sẽ sôi động, chủ yếu do nhu cầu ngày càng cao về dịch vụ y tế chất lượng cao và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu. Các bệnh viện tư nhân và cơ sở y tế chuyên khoa, đặc biệt là trong lĩnh vực nhãn khoa và ung thư, sẽ trở thành tâm điểm của các hoạt động M&A.

Thách thức và cơ hội đối với hoạt động M&A, theo nhà phân tích PwC, đến từ yếu tố ảnh hưởng địa chính trị và “hiệu ứng Trump”. Báo cáo triển vọng M&A toàn cầu đã phân tích tác động khả dĩ của một số thay đổi chính sách và sắc lệnh hành pháp của Mỹ đối với từng lĩnh vực, bao gồm nhập cư, thuế, thuế quan, bãi bỏ quy định và nhiều vấn đề khác.

PwC cho rằng lãi suất dài hạn đang tăng trở lại, và thời điểm cũng như mức độ cắt giảm lãi suất trong tương lai sẽ phụ thuộc vào sức mạnh của nền kinh tế mỗi quốc gia và liệu lạm phát có tiếp tục hạ nhiệt hay không, dẫn đến sự không chắc chắn đối với các nhà hoạch định giao dịch.

————————————————————-

Đọc thêm >>>
Cơ hội từ cổ phần hóa: Nhìn từ vụ M&A “thế kỷ”
M&A xuyên quốc gia: Dễ thành công hơn với doanh nghiệp Mỹ và châu Âu

Xem thêm

Triển vọng Doanh nghiệp 2025: Tái cấu trúc, mở rộng thị trường và chuyển đổi số

Khảo sát do Ngân hàng UOB thực hiện vừa công bố cho thấy các phản ứng của doanh nghiệp sau những biến động về thuế quan kể từ tháng 4: 80% đang chủ động đưa ra giải pháp ứng phó và 60% vẫn giữ quan điểm tích cực về triển vọng trong năm tới.

Vốn FDI vào Việt Nam 4 tháng đạt kỷ lục của cùng kỳ 5 năm

FDI - vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Tổng vốn đăng ký tính đến ngày 30.4 đạt 13,82 tỉ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm ngoái - mức cao nhất trong cùng kỳ 5 năm trở lại đây.

[Dữ liệu] Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 30 năm qua những cột mốc

(Ceo-talk.vn) - Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 30 năm (1994-2024) hơn 22 lần đã đưa Việt Nam vào top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời tổng kim ngạch thương mại 2024 lên gần 800 tỉ đô-la Mỹ, đưa quy mô lên vị trí thứ 17 toàn cầu.

Thị trường M&A: bất động sản dẫn dắt, vốn doanh nghiệp nội bứt phá

Thị trường M&A Việt Nam năm 2024 ghi nhận sự dẫn dắt của lĩnh vực bất động sản - chiếm đến 36% tổng giá trị giao dịch và sự bứt phá của khối doanh nghiệp trong nước - chiếm 29% tổng giá trị toàn thị trường.

Kinh tế ASEAN: Maybank hạ triển vọng tăng trưởng GDP

Bộ phận Nghiên cứu từ Maybank Investment Banking vừa phát hành báo cáo nhanh về Kinh tế ASEAN với chủ đề: “Chiến tranh thương mại & thuế đối ứng: Hạ triển vọng tăng trưởng GDP”. Theo đó, hạ triển vọng tăng trưởng GDP với nhóm ASEAN-6 từ mức dự báo trước đó là 4,7% của năm 2025-2026 về mức 4,2%.