Ứng dụng cho y tế: Cuộc chơi bắt đầu

Các nhà phát triển xuất phát từ nền tảng công nghệ - kỹ thuật - tài chính và nhóm những nhà chuyên môn y tế, nhận thấy tiềm năng thị trường, gia nhập cuộc chơi phát triển ứng dụng y tế.

Link gốc

Cùng chuyên đề: Phát triển y tế công – tư:
»Hành lang cho y tế công – tư đồng hành / »Thách thức y tế số / »Ứng dụng cho y tế: Cuộc chơi bắt đầu

(Người Đô Thị 02/08/2016) – Ngày 21.7, hai quỹ đầu tư quốc tế, CyberAgent Ventures (CAV-Nhật) và Pix Vine Capital (Singapore), công bố đầu tư vào ViCare.vn – một ứng dụng y tế của nhóm khởi nghiệp từ lĩnh vực công nghệ phát triển, sau 6 tháng hoạt động đã đưa ViCare thành một danh bạ cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe và danh mục bác sĩ hàng đầu Việt Nam.

Khoản tài chính từ CAV cho thương vụ này là 500.000 USD và khoản đầu tư từ Pix không được công bố, tuy nhiên có thể xem giá trị lớn nhất của thương vụ này là yếu tố củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường y tế trực tuyến còn non trẻ của Việt Nam.

Hồi tháng 5, dịch vụ cấp cứu của Vạn Khang SOS bắt đầu triển khai tại 18 quận huyện của TP.HCM, được đầu tư bởi đội ngũ nhân lực là những người trong ngành y tế. Kỳ vọng của dịch vụ này là kết hợp giữa đội ngũ có tay nghề cao, phương tiện cấp cứu và thiết bị y tế hiện đại, vận hành trên nền tảng ứng dụng công nghệ để thiết lập một hệ thống quản lý hoạt động cấp cứu tự động, nhanh chóng so với mô hình truyền thống tại các bệnh viện hiện nay.

Nhiều “tay chơi” mới

Có thể nói hai mô hình trên đại diện cho các nhóm phát triển dịch vụ ứng dụng công nghệ khai thác thị trường còn rất non trẻ và rộng lớn. Các nhà phát triển đa số từ hai nhóm chính: nhóm xuất phát từ nền tảng công nghệ – kỹ thuật – tài chính và nhóm những nhà chuyên môn y tế, nhận thấy tiềm năng và gia nhập cuộc chơi. Các dịch vụ manh nha vài năm nay nhưng sôi động hẳn từ 2015.

Nhìn thấy tiềm năng này, chỉ sau 6 tháng, ViCare nhanh chóng xây dựng dữ liệu với hơn 19.000 cơ sở y tế và 20.000 bác sĩ trên cả nước. Theo công bố của nhà đầu tư, ViCare đạt 200.000 lượt truy cập hàng tháng; 3.000 nhận xét, đánh giá về cơ sở y tế và bác sĩ cùng với 6.000 câu hỏi từ người dùng.

Theo ông Nguyễn Mạnh Dũng, Trưởng đại diện kiêm Giám đốc đầu tư của CyberAgent Ventures tại Việt Nam và Thái Lan, y tế là lĩnh vực đầy tiềm năng vì tất cả mọi người dân đều sử dụng. Trong điều kiện y tế Việt Nam đang quá tải về dịch vụ, thiếu thốn cơ sở vật chất, số lượng bệnh và tỷ lệ bác sĩ, chuyên gia y tế tính theo dân số còn quá thấp. “Điều này thúc đẩy chúng tôi tìm kiếm cơ hội đầu tư vào những startup về y tế có khả năng giải quyết các yêu cầu này, và ViCare là một lựa chọn cần thiết.” 

y tế số
Phát triển ứng dụng y tế

Theo ông Dũng, lĩnh vực dịch vụ y tế – sức khỏe đã bùng nổ ở các thị trường phát triển và là xu thế tất yếu ở bất cứ thị trường nào, chỉ nhanh hoặc chậm. Về mô hình, ban đầu chủ yếu liên quan đến bác sĩ tư vấn, trang thông tin cho phép người dùng tìm kiếm dữ liệu, thông tin bệnh, triệu chứng bệnh… nhưng về sau mở rộng ứng dụng nhiều kỹ thuật và dịch vụ trên nền tảng ban đầu.

Những ứng dụng điển hình của thế giới mà startup ở các thị trường khác nhắm học hỏi như Webmd, Zocdoc (Mỹ) hay Practo (Ấn Độ)… Mô hình Vicare hướng đến một cổng thông tin (portal) về cơ sở y tế, bác sĩ, nhà thuốc, chuyên mục bệnh, tư vấn, đặt lịch khám…

Một số công nước ngoài bắt đầu tham gia khai thác thị trường này như Hello Health Group đang tiến vào Đông Nam Á bao gồm Việt Nam với ứng dụng Hellobacsi.com; GlobeDr với mạng xã hội y tế và sức khỏe Bacsitoancau.com…

Những ứng dụng dần quen thuộc với người dùng như Chaobacsi.com (công ty Hello Doctor), eDoctor.vn, Easycare.vn, Healthfamily.co, uDoctor.vn, Clashealthcare.vn, Alobacsi.com… bên cạnh các ứng dụng cho cộng đồng hẹp hơn như Zinmed (cho bệnh nhân tiểu đường); Cancercare (hỗ trợ bệnh nhân điều trị ung thư); ECG (chăm sóc bệnh nhân tim); Meboo (y tế cộng đồng); Thuoctot (thông tin về đơn thuốc, báo giá); Sokhambenh (quản lý sức khỏe cá nhân)…

Mô hình Vicare hướng đến một cổng thông tin (portal) về cơ sở y tế, bác sĩ, nhà thuốc, chuyên mục bệnh, tư vấn, đặt lịch khám… Theo Phạm Anh Đức, sáng lập ViCare, tại Việt Nam thông tin y tế còn rời rạc, dữ liệu về cơ sở y tế cũng còn rất hạn chế. Trong giai đoạn đầu gần như họ phải làm thủ công, đến từng phòng khám lấy thông tin, trao đổi với người dùng nhưng vẫn là cách duy nhất để ViCare xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ khi chưa có thương hiệu và cộng đồng.

Về sau, khi cộng đồng đông đảo, các tương tác tự nhiên xảy ra thì lượng thông tin được tự động xây dựng. “Ý tưởng không quan trọng bằng cách tổ chức và vận hành nên chúng tôi phải xác định đó là một hành trình dài. Điều thuận lợi ban đầu là với nguồn đầu tư chiến lược, ViCare chưa tập trung vào doanh số mà dành toàn lực xây dựng sản phẩm, gây dựng niềm tin với cộng đồng”, Đức cho biết. 

Đón điểm rơi thị trường

Đánh giá của CyberAgent Ventures về các dịch vụ công nghệ ứng dụng cho y tế tại Việt Nam hiện nay, theo ông Dũng, mặc dù gần đây có nhiều startup tham gia nhưng dịch vụ vẫn chưa đa dạng và đủ mạnh, so với các nước phát triển chỉ đang ở giai đoạn sơ khai.

Trong khi y tế là mảng đầy tiềm năng, quy mô thị trường lớn, mức độ chi trả của người dân luôn có. “Xu thế các startup tham gia vào giải quyết các vấn đề y tế chắc chắn sẽ bùng nổ. Một khi thị trường bùng nổ, một số sẽ chết đi nhưng một số trụ lại được sẽ trở thành biểu tượng của ngành”, ông Dũng nhận định.

Theo bà Trương Tố Linh, người từng đồng sáng lập eDoctor.vn (một ứng dụng tele-doctor đang dẫn đầu thị trường và bắt đầu triển khai dịch vụ bác sĩ gia đình), với gần 100 triệu dân và nền y tế dịch vụ chưa đáp ứng đủ nhu cầu người dân thì đây là một lĩnh vực đầy tiềm năng.

Tuy nhiên, việc phát triển trong thị mảng này đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là với các startup: 1. Phải educate cả người dùng và bác sĩ – hai đối tượng trực tiếp tham gia vào dịch vụ.  2. Đồng bộ hóa dữ liệu y tế và 3. Sự hỗ trợ của chính phủ về chính sách.

Hiện các quy định về phạm vi tư vấn và các dịch vụ tư vấn qua cộng nghệ cao vẫn chưa được làm rõ nên quá trình triển khai gặp không ít bỡ ngỡ. Nếu chính phủ nhận ra được ưu điểm của các dịch vụ y tế mới và hỗ trợ thì sẽ phát triển tốt, nếu ngược lại sẽ thêm khó khăn trong việc làm dịch vụ.

Tuy nhiên họ có thể cải thiện dựa vào các ưu điểm của mô hình mobile app: bác sĩ có thể chat video, tải xét nghiệm… để có cơ sở tư vấn tốt hơn. Các nhà làm ứng dụng sẽ tạo y bạ người dùng, giúp họ theo dõi tình trạng sức khỏe, tận dụng để biến thành lợi thế khi đưa ra hình thức theo dõi sức khỏe suốt đời.

Dự báo các bệnh viện, cơ sở y tế cũng sẽ mở rộng phạm vi dịch vụ ứng dụng, nhất là các bệnh viện tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo bà Linh, bản thân ngành y tế còn chưa khai phá hết dịch vụ của họ nên mảng chăm sóc trực tiếp vẫn còn nhiều dư địa, khi mảng trực tiếp chưa chín mùi thì mảng trực tuyến sẽ chậm bùng phát, các ứng dụng y tế vì vậy vừa phải khai phá vừa phải tỉnh táo trước thời điểm bùng phát để đủ năng lực đáp ứng nhu cầu, vừa sẵn sàng đối mặt với những đối thủ lớn sẽ nhảy vào khi thị trường chín mùi, có thể bị mua đứt hoặc bị “giết chết”.

Có thể như mô hình Uber hay Grab, nhu cầu lớn nhưng số lượng bác sĩ có hạn nên thị trường thành sân chơi cho vài doanh nghiệp đủ mạnh và có sức đi đến cùng. “Cần cách làm sáng tạo, bền bỉ để có thể tiếp cận diện rộng người dùng, nhanh chóng chiếm thị phần, các yếu tố tiếp theo là chi phí và điểm rơi thị trường sẽ quyết định sự thành công”, theo bà Linh.

Còn nhiều khó khăn mà các startup trong lĩnh vực này phải vượt qua, đặc biệt y tế là lĩnh vực mà các rào cản pháp lý và tâm lý rất cao, cần nhiều thời gian để đào tạo thị trường, tạo thói quen người dùng và cóa bỏ tâm lý sợ cạnh tranh của các cơ sở y tế do yêu cầu minh bạch hóa thông tin. “Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng, ngành y tế đã đến lúc cần phải thay đổi để phù hợp với xu thế của thời đại công nghệ mới”, ông Dũng khẳng định.

—————————————————–

Đọc thêm
Phần mềm cho y tế: Cần thị trường cạnh tranh
TS.Nguyễn Thị Ngọc Trâm: Người dành trọn sự nghiệp cho nghiên cứu thảo dược
Bệnh viện Tim Tâm Đức: Từ trái tim đến trái tim

Xem thêm

Citics nhận 2,1 triệu USD thúc đẩy nền tảng số hóa dữ liệu bất động sản

Nền tảng công nghệ bất động sản Citics hôm 14.5 công bố huy động thành công 2,1 triệu đô-la Mỹ các nhà đầu tư chiến lược, gồm TVS, Ai Viet Ventures cùng các quỹ hiện hữu là Vulpes Ventures và Vietnam Investments Group.

Từ 1.7 thử nghiệm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu Open API

Từ ngày 1.7.2025, ba mô hình fintech gồm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng và chia sẻ dữ liệu Open API sẽ được phép thử nghiệm trong khuôn khổ Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

Nền tảng TrueTest của Katalon: Định nghĩa kiểm thử phần mềm thời AI-native

Trong nỗ lực giải quyết bài toán tự động hóa kiểm thử phần mềm khi tốc độ phát triển ứng dụng ngày càng nhanh, Katalon vừa công bố TrueTest – nền tảng kiểm thử tự động ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng học hỏi liên tục từ hành vi người dùng

FPT tăng tốc M&A: Mở rộng toàn cầu, đẩy mạnh AI và công nghệ ngành

Tháng 5.2025, tập đoàn FPT liên tiếp công bố các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) chiến lược, nhằm mở rộng hoạt động ở thị trường toàn cầu và nâng cao năng lực công nghệ chuyên sâu trong các ngành then chốt.

Vốn tư nhân và đổi mới sáng tạo sẽ dẫn dắt thập niên tăng trưởng mới

Với quy mô nền kinh tế dự báo vượt ngàn tỉ đô vào năm 2035, đổi mới sáng tạo và dòng vốn tư nhân sẽ là động lực quan trọng cho thập niên tăng trưởng mới kể từ 2025.