Truyền hình trả tiền: khó vẫn là bánh ngon

Dịch vụ truyền hình trả tiền ra đời gần mười năm, tổng doanh số vào cuối năm 2012 đạt đến 2,5 tỉ USD. Cuộc cạnh tranh ở thị trường tỉ đô này khắc nghiệt nhưng đầy hấp dẫn.

(Sài Gòn Tiếp Thị 23/06/2012) – Theo Sách Trắng Công nghệ thông tin – truyền thông Việt Nam 2013 do bộ Thông tin truyền thông công bố mới đây, hệ thống phát thanh truyền hình Việt Nam đã phát triển mạnh trong những năm qua với 67 đài đang hoạt động trên cả nước tính đến cuối năm 2012.

Các nhà đài cũng liên tục nâng cấp, cập nhật các công nghệ tiên tiến hơn trước nhiều. Miếng bánh ngon đến từ dịch vụ truyền hình trả tiền với doanh thu năm 2012 đạt hơn 200 triệu USD, trong đó 97% là doanh thu cho các nhà cung cấp truyền hình cáp.

Tuy nhiên cuộc chơi ở thị trường này cũng khắc nghiệt khi chỉ trong vòng một năm, 20 nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp đã bỏ cuộc. Thị trường truyền hình trả tiền cũng ngày càng bộ lộ tính chất cạnh tranh không lành mạnh khi thị phần lớn thuộc về một số nhà cung cấp và nhà đài VTV góp vốn chính hoặc sở hữu hoàn toàn.

Theo Sách Trắng CNTT-TT, số lượng nhà cung cấp dịch vụ năm 2012 còn 27 so với con số của năm 2011 là 47 doanh nghiệp. Sự suy giảm mạnh về số lượng nhà cung cấp ở mảng truyền hình cáp lại càng khiến doanh thu chảy vào túi số ít những nhà cung cấp còn lại.

truyền hình trả tiền, khó nhưng tiềm năng
Các doanh nghiệp tìm kiếm nội dung số hóa cho dịch vụ truyền hình trả tiền. Ảnh: FPT

Trong tổng doanh thu truyền hình cáp đạt gần 194 triệu USD, tốp 5 nhà cung cấp lớn nhất đã chiếm lĩnh hơn 97% doanh thu, trong đó SCTV dẫn đầu với thị phần hơn 36%; VTVCab gần 22,7%; VNPT hơn 19%; HTVC hơn 15,44% và BTS nắm 3,65%. Hàng chục nhà cung cấp còn lại chia nhau chưa tới 3% tổng doanh thu của năm 2012.

Nguồn doanh thu này đến từ sự tăng trưởng số lượng thuê bao với tổng số thuê bao đạt hơn 4,4 triệu năm 2012, so với năm 2011 chỉ khoảng 2,5 triệu thuê bao. Các nhà cung cấp những năm qua cũng không ngừng tăng cước phí thuê bao bất chấp sự phản ứng của khách hàng.

Lĩnh vực dịch vụ truyền hình số vệ tinh hiện chỉ có ba nhà cung cấp VSTV, VTC và AVG đang nắm giữ thị trường với 973.000 thuê bao (so với năm 2011 là 500.000) nhưng đạt doanh thu đạt 4,94 triệu USD, gấp bốn lần doanh thu của các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình số mặt đất. Hai nhà cung cấp lớn VSTV và VTC đều nắm giữ mức hơn 43% thị phần, AVG gia nhập thị trường muộn hơn song cũng chiếm lĩnh gần 13,4%.

Trong khi năm nhà cung cấp dịch vụ truyền hình số mặt đất gồm VTV, HTV, VTC, AVG, Đài Bình Dương đang chia nhau nguồn doanh thu 1,52 triệu USD. Đáng chú ý số lượng thuê bao dịch vụ này tăng khá nhanh, đạt 3,64 triệu năm 2012 so với con số 2 triệu của năm 2011.

Nhưng tựu trung, thị phần đang tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp nhà nước và trực thuộc các đài truyền hình lớn là một bất cập của thị trường hiện nay, dần hình thành các vị trí thống lĩnh nhưng thiếu sức cạnh tranh và sáng tạo.

Mặc dù Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) từng đề xuất bộ không cấp phép cung cấp dịch vụ cho các công ty viễn thông do thị trường bão hòa và lo ngại sự cạnh tranh của Viettel nhưng giấy phép sau đó đã được cấp cho các nhà doanh nghiệp mới tham gia thị trường cho các tập đoàn lớn khác như Viettel, FPT.

Theo ông Nguyễn Hà Yên, Phó cục trưởng Cục quản lý phát thanh-truyền hình và thông tin điện tử, việc những doanh nghiệp mới có năng lực về hạ tầng và tài chính tham gia sẽ thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh hơn, nhất là trước các xu hướng thay đổi của công nghệ mới đang tác động mạnh mẽ đến thị trường này.

Thị trường truyền hình trả tiền là một miếng bánh ngon và hiện đang phát triển trên một quy mô còn rất nhỏ, tạo ra không gian kinh doanh rộng lớn và nhiều tiềm năng cho tất cả các công ty trong ngành. Lâu nay các nhà mạng viễn thông – Internet đều đã cung cấp dịch vụ điện thoại, truyền hình tương tác trên nền băng thông rộng Internet.

Chính sách mới cho phép các nhà cung cấp viễn thông tận dụng hạ tầng đã đầu tư để nhảy vào lĩnh vực truyền hình trả tiền, dự báo cuộc cạnh tranh mới khốc liệt hơn để dịch vụ phổ rộng nhanh hơn và đưa thị trường bước vào ngưỡng chuyên nghiệp hơn.

Theo chủ tịch FPT Trương Gia Bình, giấy phép dịch vụ mới cho phép FPT tận dụng mạng lưới hạ tầng cáp quang đã được đầu tư rộng khắp để triển khai dịch vụ trong xu hướng hội tụ số giữa viễn thông – truyền hình và các nội dung ứng dụng. Ngay sau khi được cấp phép, Viettel cũng đã đưa ra kế hoạch đầu tư ban đầu và cam kết thực hiện lộ trình số hóa truyền hình.

Theo phó tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng, khi sở hữu hạ tầng cáp quang đến tuyến xã, việc đầu tư thêm để cung cấp dịch vụ truyền hình cáp sẽ giảm chi phí từ 2-3 lần, sẽ giúp cho dịch vụ này phổ cập về nông thôn, vùng xa nhanh hơn, với mục tiêu Viettel đặt ra là vào năm 2018.

Theo lộ trình số hóa truyền hình Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền đưa ra quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình đến 2020, sẽ có đến 70% hộ gia đình có thể xem dịch vụ truyền hình trả tiền. Lộ trình đó tương ứng với khoảng 6,4 triệu thuê bao đến 2015 và đến 70% hộ vào năm 2020 – khoảng 14,2 triệu thuê bao.

Các giấy phép mới được cung cấp từ giữa năm nay, theo quy định có thời hạn trong vòng 12 tháng để doanh nghiệp bắt tay triển khai. Như vậy cuộc chiến “cho xem truyền hình để thu tiền” sẽ chính thức khởi động từ giữa năm 2014.

———————————–

Đọc thêm
Theo chân thị trường nội dung
Cuộc đua chuyển ứng dụng web lên tivi, điện thoại
Truyền hình trả tiền: AVG nhảy vào, cuộc chiến có khốc liệt hơn?

Xem thêm

Triển vọng Doanh nghiệp 2025: Tái cấu trúc, mở rộng thị trường và chuyển đổi số

Khảo sát do Ngân hàng UOB thực hiện vừa công bố cho thấy các phản ứng của doanh nghiệp sau những biến động về thuế quan kể từ tháng 4: 80% đang chủ động đưa ra giải pháp ứng phó và 60% vẫn giữ quan điểm tích cực về triển vọng trong năm tới.

SSI, Tether, U2U và AWS hợp tác phát triển hạ tầng tài chính số

Ngày 19.6, các đơn vị thành viên của công ty Chứng khoán SSI đã ký hợp tác với ba đối tác công nghệ - tài chính: Tether, U2U Network và AWS, đánh dấu bước tiến trong xây dựng hạ tầng tài chính số, tích hợp công nghệ blockchain và điện toán đám mây tại Việt Nam.

AI là bài kiểm tra năng lực tư duy chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam

Theo TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, trí tuệ nhân tạo (AI) AI không chỉ là một xu hướng công nghệ mà còn là bài toán tích hợp giữa chiến lược, năng lực tổ chức và khả năng quản trị sự thay đổi trong doanh nghiệp.

Australia và Việt Nam ra mắt Trung tâm Công nghệ Chiến lược thúc đẩy hợp tác số

Trung tâm Công nghệ Chiến lược Australia – Việt Nam chính thức ra mắt ngày 11.6, đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác đổi mới sáng tạo giữa hai quốc gia.

Máy tính lượng tử sẽ định hình tương lai ngành ngân hàng ra sao?

Công nghệ lượng tử đang tạo nên làn sóng thay đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính và khả năng thích nghi sẽ quyết định ai là người tiên phong trong kỷ nguyên mới này.