TripU – siêu ứng dụng du lịch đưa Vietravel gia nhập thị trường OTA

Việc đưa siêu ứng dụng du lịch TripU vào vận hành cũng chính thức đưa hãng lữ hành lớn nhất Việt Nam, Vietravel, vốn thiên về dịch vụ du lịch truyền thống gia nhập thị trường OTA (đại lý du lịch trực tuyến).

>>Hành trình ông Nguyễn Quốc Kỳ đưa Vietravel đến quán quân lữ hành
>>Ông chủ Tập đoàn Thiên Minh: Cuộc dạo chơi mạo hiểm

(Forbes Vietnam 27/11/2019) – TripU được xem là siêu ứng dụng du lịch đầu tiên cho người Việt. Thừa hưởng nền tảng dữ liệu của hãng lữ hành Vietravel, ứng dụng phát triển hệ sinh thái toàn diện từ tour tuyến, khách sạn, đặt vé trực tuyến, dịch vụ visa… cho đến ví điện tử thanh toán bao gồm cả tính năng cho vay và hoàn tiền để có thể mở rộng dịch vụ và cung cấp trải nghiệm trọn gói cho du khách.

Đến cuối 2020, TripU sẽ ra mắt Trip Planner, một ứng dụng tích hợp các loại vé từ hàng trăm ngàn điểm đến du lịch trong nước và thế giới được liên kết ví thanh toán.

Đặc biệt, trên TripU, khách hàng có thể tự thiết kế các tour trọn gói, tour tự túc hoặc tour theo yêu cầu. Đây cũng là ứng dụng trực tuyến đầu tiên của Việt Nam cung cấp dịch vụ làm thị thực đảm bảo đến 25 quốc gia, bao gồm cả việc liên kết với lãnh sự quán một số nước để cung cấp visa ủy thác hỗ trợ người du lịch dễ dàng hơn.

Tính đến ngày ra mắt, 26.11, TripU.vn có một danh mục thương hiệu rộng lớn bao gồm các đối tác trong nước và toàn cầu là các công ty du lịch trực tuyến (OTA), các chuỗi khách sạn, hãng hàng không, các đối tác thanh toán…

TripU với hình ảnh trẻ trung sinh động và hiện đại.
Siêu ứng dụng du lịch TripU với hình ảnh trẻ trung sinh động và hiện đại hơn

Cụ thể, ứng dụng đã kết nối với hơn 2 triệu khách sạn và hàng trăm ngàn chuyến bay từ các hãng hàng không và hơn 10.000 điểm đến cho khách du lịch. Sau chuyến đi, TripU tiếp tục đồng hành bằng việc xây dựng cộng đồng blogger và các chương trình tích điểm, hoàn tiền cho thành viên.

Ông Nguyễn Vũ Hoàng, tổng giám đốc TripU, cho biết lộ trình trong quý I.2020, sẽ hoàn thành ví điện tử theo hướng một giải pháp tài chính và thanh toán. Đến quý III.2020 ra mắt Trip Planner (ứng dụng tích hợp điểm đến, các loại vé tham quan được liên kết ví thanh toán), cho phép du khách tự thiết kế tour độc quyền phục vụ nhu cầu cá nhân hóa sở thích du lịch của từng người.

Giao diện ứng dụng trên di động, tính năng chatbot tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ được vận hành cuối năm 2020 để có thể tư vấn trực tiếp cho khách hàng mọi lúc mọi nơi.

“TripU là bước ngoặt đưa Vietravel chính thức gia nhập thị trường OTA, một thị trường lớn nhưng các công ty trong nước chỉ có một thị phần rất nhỏ. Với nguồn đầu tư và cố vấn của Vietravel cùng nỗ lực sáng tạo công nghệ của đội ngũ trẻ, chúng tôi kỳ vọng đưa siêu ứng dụng du lịch đến lớp trẻ và cạnh tranh vững vàng trên thị trường,” ông Hoàng nói.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ – chủ tịch và CEO Vietravel, dẫn báo cáo của Google và Temasek, ước tính quy mô thị trường du lịch trực tuyến Việt Nam năm 2018 đạt 3,5 tỉ USD và đạt ngưỡng 9 tỉ USD vào năm 2025. Tuy nhiên 80% thị phần du lịch trực tuyến hiện thuộc về các công ty nước ngoài.

Việt Nam có tỷ lệ dân số trẻ tiếp cận Internet và di động xếp thứ năm trên thế giới. Ông Kỳ thừa nhận các công ty nội địa chưa có được hệ thống truy cập dữ liệu du lịch xứng tầm thị trường, vì vậy chưa tận dụng tốt tốc độ phát triển tri thức, dân số và nhu cầu thị trường, điều đó cho thấy qua việc phát triển hệ thống du lịch trực tuyến còn yếu hơn nhiều so với các nước lân cận.

“Chúng tôi cố gắng thúc đẩy TripU trở thành một trong những siêu ứng dụng du lịch đứng vững và phát triển ở thị trường Việt Nam, cạnh tranh tốt trong một thị trường biến động như hiện nay,” ông Kỳ nói.

Mô hình OTA với nhiều cái tên lâu nay đã quen thuộc với người dùng Việt Nam như Agoda, Expedia, Booking.com, Traveloka, Airbnb… Nghiên cứu của Google và Temasek về nền kinh tế Internet ASEAN cho thấy du lịch trực tuyến đứng thứ ba về tốc độ tăng trưởng và đóng góp doanh thu, mức tăng trưởng kép hàng năm 15% trong giai đoạn 2015-2025, sẽ đưa thị trường này lên quy mô 78 tỉ USD vào năm 2025 trong toàn khu vực.

—————————————————————

Đọc thêm
Để startup du lịch thành công
Myanmar, nhìn từ đồi Mandalay thanh bình
Giao thương du lịch Việt – Hàn ngày càng sôi động
Du lịch trực tuyến đuổi theo người khổng lồ
Hãng lữ hành Vietravel sẽ mở hãng hàng không chuyên bay charter


Xem thêm

Citics nhận 2,1 triệu USD thúc đẩy nền tảng số hóa dữ liệu bất động sản

Nền tảng công nghệ bất động sản Citics hôm 14.5 công bố huy động thành công 2,1 triệu đô-la Mỹ các nhà đầu tư chiến lược, gồm TVS, Ai Viet Ventures cùng các quỹ hiện hữu là Vulpes Ventures và Vietnam Investments Group.

Từ 1.7 thử nghiệm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu Open API

Từ ngày 1.7.2025, ba mô hình fintech gồm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng và chia sẻ dữ liệu Open API sẽ được phép thử nghiệm trong khuôn khổ Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

Nền tảng TrueTest của Katalon: Định nghĩa kiểm thử phần mềm thời AI-native

Trong nỗ lực giải quyết bài toán tự động hóa kiểm thử phần mềm khi tốc độ phát triển ứng dụng ngày càng nhanh, Katalon vừa công bố TrueTest – nền tảng kiểm thử tự động ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng học hỏi liên tục từ hành vi người dùng

FPT tăng tốc M&A: Mở rộng toàn cầu, đẩy mạnh AI và công nghệ ngành

Tháng 5.2025, tập đoàn FPT liên tiếp công bố các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) chiến lược, nhằm mở rộng hoạt động ở thị trường toàn cầu và nâng cao năng lực công nghệ chuyên sâu trong các ngành then chốt.

Vốn FDI vào Việt Nam 4 tháng đạt kỷ lục của cùng kỳ 5 năm

FDI - vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Tổng vốn đăng ký tính đến ngày 30.4 đạt 13,82 tỉ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm ngoái - mức cao nhất trong cùng kỳ 5 năm trở lại đây.