Thương mại Việt Nam – EU: Sẽ thay đổi cuộc chơi

HSBC bình luận, FTA giữa Việt Nam - EU là hiệp định tham vọng và toàn diện nhất mà EU đã từng ký kết với một quốc gia đang phát triển, mở đường cho nhiều loại hàng hóa giao thương và việc tự do hóa đầu tư và dịch vụ sẽ giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kinh tế của Việt Nam và góp phần cải thiện năng suất.

(Người Đô Thị 16/04/2016) – Link gốc

Mặc dù môi trường thương mại ngày nay khá cạnh tranh, Việt Nam vẫn có thể tăng thị phần bằng cách chủ động tự do hóa nền kinh tế. Nền kinh tế 93 triệu dân Việt Nam có lợi thế so sánh lớn về chi phí lao động thấp, sẽ là sự bổ sung cho các thị trường phát triển khác như EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc

Liên minh châu Âu đã tuyên bố thỏa thuận thương mại tự do liên vùng giữa EU-ASEAN, tuy nhiên những khó khăn trong việc đàm phán nên chuyển hướng đàm phán thỏa thuận song phương với từng quốc gia thành viên. Theo HSBC: “Việt Nam là một trong những đối tác hàng đầu của liên minh EU trong khu vực, với các mối quan hệ dựa trên Hiệp định Đối tác và Hợp tác song phương ký kết tháng 6.2012, đánh dấu một bước tiến quan trọng cho mối quan hệ này”.

thương mại

Quan hệ kinh tế song phương được thiết lập cách đây 25 năm, EU trở thành một nguồn quan trọng về đầu tư, kiến thức và bí quyết kỹ thuật, và quan trọng nhất là một đối tác thương mại với Việt Nam. Năm 2014, EU trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam sau Trung Quốc và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, sau Mỹ.

Xuất khẩu của Việt Nam vào EU từ 5 tỉ USD năm 1995 lên 150 tỉ USD năm 2014, tăng 12% so với năm trước.

Tổng giá trị thương mại của EU với Việt Nam đạt 33,7 tỉ USD năm 2014, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang EU chiếm 27,3 tỉ USD chủ yếu máy móc thiết bị, giày dép và dệt may và thực phẩm cũng đóng góp 4,8 tỉ USD vào kim ngạch này.

Với những điều kiện tự do thương mại mở ra, báo cáo này cho rằng: “thời gian tới EU sẽ thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc trong vai trò đối tác thương mại của Việt Nam”.

Mở rộng thương mại – thay đổi cuộc chơi

“Chúng tôi tin rằng điều này sẽ mang lại những thay đổi đáng kể không chỉ đối với hoạt động thương mại của Việt Nam mà còn tới hoạt động đầu tư và dịch vụ của mình” – báo cáo nhận định.

FTA giữa EU và Việt Nam là một hiệp định đầy tiềm năng và tương đối toàn diện, sẽ giải quyết các rào cản phi thuế quan đối với thương mại liên quan đến các tiêu chuẩn và quy định, cung cấp bảo hộ sở hữu trí tuệ bao gồm cả chỉ dẫn địa lý, tự do hóa mua sắm chính phủ, áp đặt quy tắc về hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước, tự do hóa dịch vụ và đầu tư và thúc đẩy bảo vệ xã hội và môi trường cũng như quyền con người.

Việt Nam sẽ bãi bỏ 65% các mức thuế nhập khẩu với các sản phẩm của EU vào Việt Nam khi hiệp định có hiệu lực, các mức thuế còn lại sẽ được bãi bỏ dần dần theo lộ trình 10 năm. Trong đó tất cả các mặt hàng xuất khẩu dệt may vải vóc của EU sẽ được miễn thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực; hầu hết các mặt hàng máy móc và thiết bị của EU sẽ được hưởng lợi từ việc miễn thuế hoàn toàn và các sản phẩm còn lại trong danh mục sẽ được miễn thuế sau 5 năm.

Những mặt hàng đá chú ý khác như xe máy có động cơ lớn hơn 150 phân khối sẽ được miễn thuế sau bảy năm và xe hơi sau 10 năm; thực phẩm và thức uống như rượu và thịt heo đông lạnh sẽ được miễn thuế sau bảy năm…

Trong khi đó EU cũng sẽ bãi bỏ các mức thuế suất với lộ trình dài hơn (bảy năm) đối với một số mặt hàng nhạy cảm, đặc biệt là ở lĩnh vực quần áo dệt may và giày dép, là nguồn thu xuất khẩu chính của Việt Nam nhưng thuế suất cao vẫn được áp dụng ở một số lĩnh vực khác. Ví dụ, giày dép vẫn chịu mức thuế suất khoảng 11,9%.

Một số nông sản nhạy cảm không được miễn thuế hoàn toàn, thay vào đó EU đề nghị cho phép hàng hoá Việt Nam được thông qua hạn ngạch thuế quan (TRQ) cho: gạo, ngô ngọt, tỏi, nấm, đường và các sản phẩm cao cấp chứa đường, tinh bột sắn, surimi và cá ngừ đóng hộp.

Kỳ vọng vào tự do hóa các dự án công

Báo cáo cho rằng các vấn đề quan trọng nhất của hiệp định liên quan đến tự do hóa các hợp đồng công đối với các công ty EU và tạo sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Việc mở cửa các ngành dịch vụ như ngân hàng, môi trường, bảo hiểm, vận tải biển và các dịch vụ bưu chính và chuyển phát nhanh sẽ mang lại những thay đổi tích cực đối với toàn cảnh hoạt động đầu tư và dịch vụ tại Việt Nam.

Doanh nghiệp nhà nước vẫn đang tiếp tục chiếm phần lớn hoạt động đầu tư dù hoạt động kém hiệu quả hơn khối tư nhân. HSBC cho rằng từ những năm 1990 Việt Nam đã nỗ lực nâng cao hiệu quả đầu tư công và lựa chọn phương pháp “tiếp cận từ từ” để dần phát triển khối tư nhân.

Thực tế các doanh nghiệp tư nhân hoạt động hiệu quả hơn sẽ nắm giữ những doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả, thông qua cổ phần hóa số lượng doanh nghiệp nhà nước đã giảm đi nhưng thị phần của họ vẫn đang còn rất lớn. “Doanh nghiệp nhà nước dù hoạt động kém hiệu quả nhưng vẫn tiếp tục lấn át mảng đầu tư tư nhân, khiến nhu cầu nội địa suy yếu và kéo tăng trưởng kinh tế đi xuống”.

Báo cáo này cho rằng nền kinh tế Việt Nam hồi phục tốc độ tăng trưởng là nhờ vào những nỗ lực tự do hóa thương mại, các FTA với EU hay TTP có thể hỗ trợ cho việc thực hiện xu hướng này. “Điều này phản ánh mong muốn của Chính phủ muốn hướng ra ngoài và từng bước cải thiện môi trường kinh doanh, FTA với EU sẽ tiếp tục đẩy nhanh quá trình này”, HSBC khẳng định.

——————————–

Đọc thêm>>
Đầu tư Thương mại Việt – Mỹ: Hấp dẫn công nghệ, xuất siêu hàng hóa
Giao thương du lịch Việt – Hàn ngày càng sôi động
Kinh tế Việt – Mỹ: Đi tìm thiết kế kinh tế cao cấp
Đối sách nào cho hàng xuất khẩu Việt Nam?

Xem thêm

Từ 1.7 thử nghiệm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu Open API

Từ ngày 1.7.2025, ba mô hình fintech gồm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng và chia sẻ dữ liệu Open API sẽ được phép thử nghiệm trong khuôn khổ Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

FPT tăng tốc M&A: Mở rộng toàn cầu, đẩy mạnh AI và công nghệ ngành

Tháng 5.2025, tập đoàn FPT liên tiếp công bố các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) chiến lược, nhằm mở rộng hoạt động ở thị trường toàn cầu và nâng cao năng lực công nghệ chuyên sâu trong các ngành then chốt.

Vốn FDI vào Việt Nam 4 tháng đạt kỷ lục của cùng kỳ 5 năm

FDI - vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Tổng vốn đăng ký tính đến ngày 30.4 đạt 13,82 tỉ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm ngoái - mức cao nhất trong cùng kỳ 5 năm trở lại đây.

[Dữ liệu] Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 30 năm qua những cột mốc

(Ceo-talk.vn) - Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 30 năm (1994-2024) hơn 22 lần đã đưa Việt Nam vào top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời tổng kim ngạch thương mại 2024 lên gần 800 tỉ đô-la Mỹ, đưa quy mô lên vị trí thứ 17 toàn cầu.

Vốn tư nhân và đổi mới sáng tạo sẽ dẫn dắt thập niên tăng trưởng mới

Với quy mô nền kinh tế dự báo vượt ngàn tỉ đô vào năm 2035, đổi mới sáng tạo và dòng vốn tư nhân sẽ là động lực quan trọng cho thập niên tăng trưởng mới kể từ 2025.