Sự thay đổi nhanh chóng của các ngành kinh tế trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo sức ép lên sự thay đổi của thị trường lao động và đòi hỏi chuyển hướng đào tạo nguồn nhân lực để theo kịp các trào lưu công nghệ mới.
Một luồng vốn lớn FDI đổ vào Việt Nam nhiều năm qua đến từ các tập đoàn công nghệ toàn cầu; nhiều doanh nghiệp trong số đó hưởng lợi về chính sách ưu đãi đầu tư vào công nghệ cao. Tuy nhiên nền kinh tế chưa nhận được các giá trị công nghệ thật sự bởi nguồn vốn này chủ yếu đầu tư vào khâu gia công lắp ráp và kiểm tra sản phẩm.
Các trung tâm dịch vụ toàn cầu phát triển phần mềm ở Việt Nam được kỳ vọng là nơi mang lại những kinh nghiệm quan trọng về hệ thống hoạt động công nghiệp, tạo sức ép lên hệ thống chính sách và sản xuất bên trong. Tất cả sẽ cùng hưởng lợi nhờ sự tác động của các hệ thống sản xuất dịch vụ đến từ bên ngoài.
Thị trường dịch vụ tuyển dụng nhân lực trở nên hấp dẫn hơn sau khi những tập đoàn hàng đầu toàn cầu lần lượt bước chân vào Việt Nam. Các mạng lưới này sẽ giúp kết nối nguồn nhân lực Việt Nam ra thị trường toàn cầu chuyên nghiệp hơn.
Nguồn lực chất xám đang bị lãng phí do các công trình nghiên cứu hiện vẫn khó đi vào thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp. Các chuyên gia và nhà quản lý tại TP.HCM cho rằng thực trạng này là hệ quả của sự lỏng lẻo trong mối liên kết giữa cộng đồng doanh nghiệp và viện - trường.