Các mạng viễn thông Việt Nam trải qua một giai đoạn dài đổ hàng tỷ đô la cho hạ tầng công nghệ truyền thông thế hệ thứ 3 (3G), tiếp theo đó là đầu tư cho mạng 4G, đồng thời duy trì kết nối 3G cho người dùng. Trong khi lộ trình mạng 5G đang được thúc đẩy trên toàn cầu, khiến việc tối ưu chi phí đầu tư của các nhà mạng trở thành bài toán khó.
Kể từ khi trung tâm phần mềm đầu tiên tại TP.HCM ra đời năm 2000 đến nay, cả nước đã có hơn chục khu phần mềm được thành lập nhưng con số tồn tại và phát triển thật sự không nhiều. Vai trò của các khu công nghiệp phần mềm tập trung vẫn còn khiêm tốn trong sự phát triển của toàn ngành với 500 doanh nghiệp và khoảng 30.000 lao động, khoảng 10% số doanh nghiệp và lao động của toàn ngành.
Nền kinh tế chung khó khăn nhưng lĩnh vực xuất khẩu phần mềm năm qua vẫn phát triển, đạt mức tăng trưởng cao với nhiều tín hiệu khả quan cho giai đoạn sắp tới. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đáp ứng được những dự án có độ phức tạp, đòi hỏi chuyên môn cao hơn trước rất nhiều.
Các doanh nghiệp cho rằng đề án “Đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin CNTT và truyền thông” là sự khích lệ quan trọng cho việc theo đuổi các chiến lược kinh doanh của mình, họ đang kỳ vọng vào tính hiệu quả trong quá trình thực thi đề án để có thể tăng tốc thật sự.