Sôi động M&A dự án bất động sản tại TP.HCM

Ghi nhận của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) hoạt động M&A nổi bật trong năm 2015 với vai trò thống lĩnh của các doanh nghiệp trong nước, theo đó dần hình thành những tập đoàn phát triển bất động sản lớn cả về quy mô hoạt động, năng lực tài chính và sản phẩm đa dạng. 

Link gốc – Người Đô Thị 16/04/2016

Tăng dòng tiền vào BĐS

Có thể kể như Vingroup, Novaland, Him Lam, Nhà Thủ Đức, Nam Long, Hưng Thịnh, Phúc Khang, Khang Điền, SSG, Bitexco, Phú Mỹ Hưng, Thảo Điền, M.I.K, TNR Holdings…

Toàn thành phố có 1.219 dự án  với 4.921,5 ha và 315.506 căn hộ, 489 dự án (40,1%) đã hoàn thành và 814 dự án đã được duyệt triển khai. Trong 814 dự án này có 97 dự án tạm ngưng triển khai và 405 dự án chưa khởi công, chiếm gần 62%. Theo HoREA đây là nguồn dự án tiềm năng cho hoạt động M&A thời gian tới, thông qua  đó các doanh nghiệp giải quyết một phần quan trọng hàng tồn kho và nợ xấu trên thị trường bất động sản.

Dòng tiền đổ vào bất động sản năm qua từ kiều hối và vốn FDI cũng là điều kiện quan trọng hỗ trợ thị trường. Tính cả năm, TP.HCM thu hút 1,3 tỉ USD vốn FDI đổ vào bất động sản với nhiều dự án thông qua phương thức mua lại cổ phần, đầu tư trực tiếp hoặc cho vay, với các nhà đầu tư như IFC, CREED, Hankyu Realty, Tokyu (Nhật); Gamuda Land (Malaysia), Providence, GAW Capital…

Nguồn kiều hối trong năm chuyển về TP.HCM đạt 5,5 tỉ USD (bằng 38,7% cả nước), trong đó có đến 21,6% lượng kiều hối đầu tư vào bất động sản. Qua 6 tháng thực hiện Luật Nhà ở 2014, đến nay tại TPHCM có khoảng 1.000 người nước ngoài đặt chỗ mua nhà, chủ yếu là các dự án bất động sản cao cấp, con số còn khiêm tốn tuy nhiên khả quan nhiều so với cả giai đoạn thí điểm từ 2008 đến tháng 7.2015 trên toàn quốc chỉ có khoảng 250 người nước ngoài mua nhà.

Khả quan nhưng lo ngại rủi ro

Tổng công suất văn phòng cho thuê tại TPHCM năm 2015 gần 1,5 triệu m2 với 224 dự án, công suất thuê trung bình đạt 93%, giá thuê trung bình 25 USD/m2/tháng với tỷ lệ tăng giá cho thuê 2-3% tùy loại văn phòng và khu vực.

HoREA cho biết quy mô giao dịch nhà ở tại TP.HCM năm 2015 đã đạt trên 26.000 lượt, tăng 1,5 lần mức năm 2014. Tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở toàn thành phố trong năm qua cũng đã có thêm 8,56 triệu m2, tương đương diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 17,32m2.

Khảo sát cũng cho thấy thị trường bất động sản năm qua tiếp tục phục hồi và tăng trưởng ở tất cả các phân khúc: nhà ở, văn phòng, bất động sản công nghiệp, nghỉ dưỡng, thương mại, y tế, dịch vụ… Trong đó phân khúc nhà ở thương mại có quy mô vừa và nhỏ (1-2 phòng ngủ) với giá bán trên dưới 1 tỷ đồng tiếp tục phát triển bền vững đã tạo nên trụ cột tăng trưởng của thị trường.

Năm 2015 cũng đã có thêm nhiều nhà đầu tư tham gia vào phân khúc nhà ở quy mô vừa và nhỏ nhưng thị trường vẫn trong tình trạng cung không đủ cầu do nhu cầu phân khúc này ở mức cao trong khi nguồn cung nhà ở xã hội hiện vẫn rất thiếu.

Theo số liệu HoREA, năm 2015 có 7 dự án nhà ở tái định cư đã hoàn thành với 3.791 căn hộ. Các doanh nghiệp cũng khởi công 5 dự án nhà ở xã hội cho thuê, mua bán với 2.286 căn hộ, dù vậy số lượng này chưa nhiều so với nhu cầu người dân nhưng là bước tiến đáng kể kể từ khi nghị quyết 02/NQ-CP năm 2013 của Chính phủ cho phép chuyển dự án nhà ở thương mại thành dự án nhà ở xã hội, đã góp phần giải quyết hàng tồn kho trên thị trường BĐS và tăng nguồn cung nhà ở xã hội.

Giá bất động sản năm qua cũng đã tăng trung bình 5-6% so với năm 2014, các dự án có vị trí tốt có thể tăng 10-15%. Trong đó, căn hộ bình dân có mức tăng giá thấp nhất (khoảng 2%), phân khúc căn hộ trung bình tăng 5-8%, căn hộ cao cấp tăng giá cao nhất từ 5-15%.

Có 36 với 14.490 căn hộ tồn kho từ năm 2012, đến năm 2015 đã bán được 11.088 căn, số lượng tồn kho còn 3.402 căn, giảm được 76,5%.

Tuy nhiên hiệp hội đánh giá trong dài hạn hơn tác động của Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể diễn ra ở thị trường bất động sản nếu không có những dự báo kịp thời. TPP dự kiến có hiệu lực cuối năm 2017, Việt Nam được đánh giá sẽ hưởng lợi nhiều nhờ sự chuyển dịch các nguồn đầu tư, sản xuất từ các nước ngoài TPP vào Việt Nam.

Thị trường bất động sản sẽ nhiều tác động do nhu cầu về bất động sản công nghiệp, văn phòng cho thuê, căn hộ cho thuê có cơ hội phát triển lớn ngay giai đoạn đầu và kéo theo bất động sản nhà ở, thương mại, dịch vụ, y tế, du lịch… Theo HoREA: “Vấn đề đặt ra là không để thị trường bất động sản bị khống chế bởi những lực lượng đầu cơ, lũng đoạn để đảm bảo thị trường phát triển bền vững và bảo vệ được người tiêu dùng”.

——————————————–

Đọc thêm
Chủ tịch Huỳnh Bá Lân đưa Kiến Á từ Bất động sản đến Giáo dục
Bất động sản: Khởi sắc cùng nỗi lo “bong bóng”
Bất động sản Việt Nam thay đổi theo công nghệ thế nào?
Sôi động M&A dự án bất động sản tại TP.HCM
Cuộc chơi bền bỉ của công ty bất động sản Nam Long

Xem thêm

Từ 1.7 thử nghiệm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu Open API

Từ ngày 1.7.2025, ba mô hình fintech gồm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng và chia sẻ dữ liệu Open API sẽ được phép thử nghiệm trong khuôn khổ Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

FPT tăng tốc M&A: Mở rộng toàn cầu, đẩy mạnh AI và công nghệ ngành

Tháng 5.2025, tập đoàn FPT liên tiếp công bố các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) chiến lược, nhằm mở rộng hoạt động ở thị trường toàn cầu và nâng cao năng lực công nghệ chuyên sâu trong các ngành then chốt.

Vốn FDI vào Việt Nam 4 tháng đạt kỷ lục của cùng kỳ 5 năm

FDI - vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Tổng vốn đăng ký tính đến ngày 30.4 đạt 13,82 tỉ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm ngoái - mức cao nhất trong cùng kỳ 5 năm trở lại đây.

[Dữ liệu] Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 30 năm qua những cột mốc

(Ceo-talk.vn) - Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 30 năm (1994-2024) hơn 22 lần đã đưa Việt Nam vào top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời tổng kim ngạch thương mại 2024 lên gần 800 tỉ đô-la Mỹ, đưa quy mô lên vị trí thứ 17 toàn cầu.

Vốn tư nhân và đổi mới sáng tạo sẽ dẫn dắt thập niên tăng trưởng mới

Với quy mô nền kinh tế dự báo vượt ngàn tỉ đô vào năm 2035, đổi mới sáng tạo và dòng vốn tư nhân sẽ là động lực quan trọng cho thập niên tăng trưởng mới kể từ 2025.