Khu phần mềm tập trung chưa là đầu kéo công nghiệp dịch vụ

Kể từ khi trung tâm phần mềm đầu tiên tại TP.HCM ra đời năm 2000 đến nay, cả nước đã có hơn chục khu phần mềm được thành lập nhưng con số tồn tại và phát triển thật sự không nhiều. Vai trò của các khu công nghiệp phần mềm tập trung vẫn còn khiêm tốn trong sự phát triển của toàn ngành với 500 doanh nghiệp và khoảng 30.000 lao động, khoảng 10% số doanh nghiệp và lao động của toàn ngành.

Kể từ khi trung tâm phần mềm đầu tiên tại TP.HCM ra đời năm 2000 đến nay, cả nước đã có hơn chục khu phần mềm được thành lập nhưng con số tồn tại và phát triển thật sự không nhiều. Vai trò của các khu công nghiệp phần mềm tập trung vẫn còn khiêm tốn trong sự phát triển của toàn ngành với 500 doanh nghiệp và khoảng 30.000 lao động, khoảng 10% số doanh nghiệp và lao động của toàn ngành.

Link dẫn

(Sài Gòn Tiếp Thị 13/08/2011) – Theo TS Mai Liêm Trực, nguyên thứ trưởng bộ Bưu chính viễn thông, nhiều nguyên nhân làm cho các khu phần mềm tập trung đến nay còn mờ nhạt. Trước đây cước viễn thông, internet cao, việc vào khu CNPM được ưu đãi thì thị trường hiện nay không còn chênh lệch; chính sách thuế ưu đãi theo ngành cũng đã áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp phần mềm.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không còn được hấp dẫn trong khi đa số doanh nghiệp lớn như FPT, Viettel, VNPT, VTC… đã xây dựng cơ sở bên ngoài. Ở quy mô chung thì các doanh nghiệp lớn sẽ tham gia vào vai trò đầu tàu cho cả ngành chứ không chỉ các khu CNPM.

Điều đó làm cho các khu CNPM đến nay đều chưa có được quy mô đủ lớn. Trong khi vai trò quan trọng nhất của nơi đây là hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp, làm trung tâm cầu nối giữa doanh nghiệp với các đối tác tiềm năng, giữa doanh nghiệp với Chính phủ.

Thông thường những nơi như vậy thuộc quy hoạch phát triển mang tính chiến lược của địa phương hoặc cấp quốc gia, từ đó dễ dàng giải quyết các khó khăn phát sinh trong quá trình hoạt động, các ưu đãi và ưu tiên dành cho phát triển.

Theo ông Trực, ở các nước phát triển, các khu này là nơi tập trung các hãng công nghệ lớn, gắn kết được việc phát triển của doanh nghiệp với các trường đại học và trung tâm nghiên cứu, từ đó tạo ra sức hấp dẫn cho cả ngành công nghiệp.

Xét về những yếu tố như vậy thì trong điều kiện Việt Nam nhiều năm tới, cũng chỉ nên hình thành khu phần mềm trong các khu công nghệ cao ở TP.HCM và Hà Nội. Các nơi khác chỉ cần những toà nhà văn phòng phù hợp, nếu triển khai đại trà mà chưa phù hợp với quy mô phát triển có thể tiếp tục rơi vào lãng phí như giai đoạn vừa qua, theo ông Trực.

Cùng chuyên đề
>>Phát triển công nghiệp phần mềm: Tác động từ những trung tâm dịch vụ toàn cầu

Doanh nghiệp kỳ vọng nhiều hơn

CSC, một công ty của Mỹ có quy mô khá lớn ở Việt Nam đang hoạt động bên ngoài khu phần mềm tập trung. Dù vậy, tổng giám đốc CSC Ngô Hùng Phương cho rằng công viên phần mềm là nơi đóng vai trò tốt trong việc tập hợp và hỗ trợ doanh nghiệp, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và tạo nên bộ mặt cho toàn ngành phần mềm trên thị trường toàn cầu.

“Là địa điểm quan trọng để các nhà đầu tư đánh giá mức độ quan tâm của Chính phủ đến các chính sách phát triển công nghệ cụ thể của một quốc gia”, ông Phương nói.

Global CyberSoft (GSC), một công ty Mỹ với gần 500 kỹ sư hoạt động tại công viên phần mềm (CVPM) Quang Trung năm năm nay. Ông Ngô Văn Toàn, phó tổng giám đốc, cho rằng việc hoạt động tập trung mang đến những lợi ích nhất định. Tuy nhiên, cũng như một doanh nghiệp, CVPM cần cạnh tranh để phát triển, tạo dựng thương hiệu ra thị trường bên ngoài và tạo môi trường hoạt động tốt nhất cho các doanh nghiệp thành viên để phát huy các lợi thế tập trung như chính tên gọi đó.

“Các khu phần mềm tập trung không thể thực hiện được vai trò đầu tàu trên thị trường công nghệ nếu thiếu các hoạt động cộng sinh và hỗ trợ,” theo ông Toàn.

Ông Toàn nhấn mạnh sự phát triển của thị trường công nghệ phụ thuộc vào cả nền kinh tế, nhưng xuất phát điểm và năng lực của thị trường Việt Nam về công nghệ và ứng dụng chưa cao. Đây chính là một điểm yếu mà doanh nghiệp phần mềm đang phải phát triển trong phạm vi đó.

“CVPM là một chủ trương đúng và mang tính chiến lược, tuy nhiên trong chính sách phát triển không nên nhầm lẫn rằng hễ có CVPM là có nền CNPM mạnh hay có thị trường công nghệ mạnh. Điều này còn phụ thuộc vào chính sách và trình độ phát triển của cả nền kinh tế, môi trường kinh doanh, pháp lý, nguồn nhân lực…”, ông Toàn nói.

Nghiên cứu, ươm tạo đến bao giờ?

Chính vì những hạn chế trên mà mười năm qua các khu phần mềm Việt Nam vẫn chưa chứng tỏ được vai trò đầu tàu ở nhiều vị trí, từ kinh doanh đến sản phẩm công nghệ. Các hoạt động kết nối còn mờ nhạt, chưa có các hoạt động R&D cũng như vườn ươm doanh nghiệp có quy mô. Nếu xem nơi đây là động lực phát triển ngành công nghệ thì vẫn chưa xứng tầm.

TP.HCM là nơi có những chính sách mạnh hướng công nghệ thông tin thành ngành công nghiệp dịch vụ thì những thành quả cũng mới ở chừng mực nhất định. CVPM Quang Trung thời gian dài là nơi “cư ngụ” của các doanh nghiệp nhỏ. Những năm gần đây, các doanh nghiệp lớn như GCS, TMA, Viettel, IBM, đặc biệt là mới đây HP triển khai trung tâm phần mềm tại đây thì khu này mới tạo được những sắc thái sinh động hơn.

Công viên phần mềm Quang Trung – trung tâm phần mềm hàng đầu Việt Nam, ra đời đầu tiên tại TP.HCM năm 2000.

Đến nay CVPM Quang Trung vẫn chủ yếu là nơi cung cấp hạ tầng dịch vụ cho vài chục ngàn người làm việc và học tập hàng năm. Riêng mục tiêu về sản xuất vẫn chưa đạt. Ông Chu Tiến Dũng, chủ tịch công ty Phát triển công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), cho biết hiện có hơn 5.000 nhân sự phần mềm trong khi các trung tâm đào tạo vài chục ngàn học viên. Điều này chỉ phù hợp trong giai đoạn đầu phát triển nhưng trong tương lai đòi hỏi sự phát triển cân đối giữa sản xuất – đào tạo, các định hướng về hoạt động R&D và ươm tạo ý tưởng công nghệ.

Vườn ươm doanh nghiệp đầu tiên trên cả nước tại CVPM Quang Trung hiện đang ươm tạo 11 doanh nghiệp theo tài trợ và tư vấn của cộng đồng châu Âu sẽ kết thúc năm nay. Hiện chưa có sản phẩm thương mại trên thị trường nhưng theo ông Dũng rất nhiều khó khăn trong mô hình này.

Đến nay Việt Nam vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng và cơ chế cho vườn ươm công nghệ. Trên thị trường thế giới, thông thường việc thương mại hoá qua các vườn ươm có tỷ lệ thành công 60 – 70% so 30 – 40% ở các quỹ đầu tư. “Dù vậy việc thu hút ý tưởng vào vườn ươm vẫn rất khó khăn vì doanh nghiệp chưa đủ niềm tin vào các cơ chế ươm tạo hiện nay”, theo ông Dũng.

Một số khu phần mềm khác tại TP.HCM như công viên phần mềm Thủ Thiêm từ năm 2008 đến nay vẫn “nằm im”; công viên tri thức Việt – Nhật đã triển khai nhưng gặp khó khăn vì khủng hoảng kinh tế. Thành phố cũng đang đặt lại vấn đề nên để doanh nghiệp tư nhân hay Nhà nước làm khu phần mềm. Doanh nghiệp có thể làm tốt khu công nghiệp nhưng phần mềm là ngành đặc thù, có tính đầu tư mạo hiểm và chi phí lớn, cần sự ổn định về nguồn lực, hạ tầng và đòi hỏi phát triển “xanh và sạch”

——————————

Đọc thêm
Lận đận công nghiệp phần mềm
Doanh nghiệp phần mềm trong nước: Vì sao chưa chiếm được thị trường nội địa?
Gia công phần mềm: Từ kỳ vọng đến thực tế
Năm thăng hoa của xuất khẩu phần mềm

Xem thêm

Từ 1.7 thử nghiệm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu Open API

Từ ngày 1.7.2025, ba mô hình fintech gồm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng và chia sẻ dữ liệu Open API sẽ được phép thử nghiệm trong khuôn khổ Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

FPT tăng tốc M&A: Mở rộng toàn cầu, đẩy mạnh AI và công nghệ ngành

Tháng 5.2025, tập đoàn FPT liên tiếp công bố các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) chiến lược, nhằm mở rộng hoạt động ở thị trường toàn cầu và nâng cao năng lực công nghệ chuyên sâu trong các ngành then chốt.

Vốn FDI vào Việt Nam 4 tháng đạt kỷ lục của cùng kỳ 5 năm

FDI - vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Tổng vốn đăng ký tính đến ngày 30.4 đạt 13,82 tỉ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm ngoái - mức cao nhất trong cùng kỳ 5 năm trở lại đây.

[Dữ liệu] Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 30 năm qua những cột mốc

(Ceo-talk.vn) - Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 30 năm (1994-2024) hơn 22 lần đã đưa Việt Nam vào top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời tổng kim ngạch thương mại 2024 lên gần 800 tỉ đô-la Mỹ, đưa quy mô lên vị trí thứ 17 toàn cầu.

Vốn tư nhân và đổi mới sáng tạo sẽ dẫn dắt thập niên tăng trưởng mới

Với quy mô nền kinh tế dự báo vượt ngàn tỉ đô vào năm 2035, đổi mới sáng tạo và dòng vốn tư nhân sẽ là động lực quan trọng cho thập niên tăng trưởng mới kể từ 2025.