Link gốc – (Người Đô Thị 20/04/2016)
Theo số liệu của JETRO, Nhật là quốc gia có tuổi thọ cao hàng đầu thế giới với tuổi thọ trung bình ở nữ là 87 và nam là 80. Thành quả này nhờ vào sự phát triển kỹ thuật y học giúp Nhật cải thiện được tỷ lệ tử vong do ung thư, tim mạch, viêm phổi hay đột quỵ… song song đó sự phát triển của ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã góp phần gia tăng tuổi thọ cho người Nhật.
Theo ông Yasuzumi Hirotaka, giám đốc JETRO TP.HCM, những năm gần đây chính phủ Nhật muốn đẩy mạnh ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe và y tế dự phòng ra nước ngoài. Việt Nam là thị trường được kỳ vọng do sự tăng trưởng về kinh tế, nhờ đó mức sống của người dân cao hơn, nhu cầu sử dụng các dịch vụ và thiết bị chăm sóc sức khỏe cao cấp và chất lượng ngày càng tăng.
Các doanh nghiệp có mặt tại triển lãm đáng chú ý như các thương hiệu thiết bị y tế Maxcare, Inada, Citizen, Tanita (thông qua công ty phân phối Phương Đông), Omron Health, Seed Contact Lens…; cung cấp xe lăn như Kawamura Cycle, Matsunaga… Bên cạnh nhiều công ty sản xuất và phân phối sản phẩm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người lớn tuổi, sản phẩm làm đẹp từ collagen, hóa mỹ phẩm, đồ uống và thực phẩm hữu cơ hoặc thiên nhiên…

Trường đại học Phúc lợi y tế quốc tế của Nhật (International University of Health and Welfare) cũng được giới thiệu tại triển lãm. Dịch vụ khám chữa bệnh theo mô hình Nhật Bản đang được đại học này hợp tác với bệnh viện Chợ Rẫy sắp khai trương tại TPHCM.
Một thương hiệu khác về đào tạo trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng được giới thiệu là trường cao đẳng Spa Nhật Bản, nơi chuyên về đào tạo các chuyên gia trị liệu Spa.
“Chúng tôi cho rằng triển lãm lần này sẽ đáp ứng được nhu cầu của người dân Việt Nam, đồng thời thông qua sự kiện này nhằm thu hút thêm nhiều doanh nghiệp Nhật tham gia vào thị trường Việt Nam”, ông Yasuzumi Hirotaka cho biết.
Dự báo dân số Việt Nam sẽ già hóa, đến năm 2033 khoảng 14% dân số ở vào độ tuổi từ 65, ngành chăm sóc sức khỏe vì thế sẽ ngày càng quan trọng.
Chi tiêu IT cho ngành y tế dự báo tăng hơn 11%
Phần lớn đầu tư cho thiết bị phần cứng 69,1%, các dịch vụ IT chiếm 20,5% còn phần mềm chỉ 10,3%. Với chủ trương đẩy mạnh các dự án IT trong bệnh viện, IDC dự báo chi tiêu IT cho ngành y tế Việt Nam sẽ đạt 20 triệu USD năm 2015, tăng khoảng 11,1%.
Khảo sát của IDC cũng cho thấy khoản chi tiêu IT của ngành y tế năm 2014 từ khoản đầu tư lớn của các bệnh viện tư nhân như hệ thống Vinmec và bệnh viện Hoàn Mỹ; các bệnh viện công lập như Phụ sản trung ương, Nhi trung ương, Long An, Trà Vinh do các bệnh viện này đang đẩy mạnh ứng dụng IT để nâng cao quản lý hoạt động của bệnh viện.
Khảo sát các giám đốc IT trong các tổ chức y tế Việt Nam, 50% cho rằng công nghệ dữ liệu lớn (big data) và phân tích (analytics) là công nghệ quan trọng cho việc ứng dụng; môi trường IT là 17%; bảo mật thông tin 17% và giải pháp di động 16%.
Khảo sát tổng quát của Sở Y tế TP.HCM về triển khai y tế trên địa bàn thành phố cho thấy 60,7% bệnh viện ứng dụng IT chỉ ở mức trung bình, là hệ thống IT chưa đồng bộ ở tất cả các khâu trong quá trình khám chữa bệnh và nhất là chưa khai thác được dữ liệu cho công tác quản lý, điều hành.
Chỉ 2,2% (2 bệnh viện) có hệ thống IT tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh, có ứng dụng phân tích dữ liệu phục vụ công tác quản lý, chuyên môn hoặc sử dụng hệ thống IT vào việc giám sát, nâng cao chất lượng… Còn đến 10% bệnh viện chưa triển khai gì đáng kể về ứng dụng IT.
——————————
Đọc thêm>>
Hành lang cho y tế công – tư đồng hành
Thách thức y tế số
Phần mềm cho y tế: Cần thị trường cạnh tranh
Bệnh viện Tim Tâm Đức: Từ trái tim đến trái tim
Công nghệ thông tin hướng tới bệnh nhân