Travel Pulse 3.0: Mạng xã hội đang “thống trị” kế hoạch du lịch

Mạng xã hội là nguồn thông tin về du lịch hàng đầu chi phối kế hoạch du lịch, thúc đẩy đến 79% du khách đặt trải nghiệm dựa trên các gợi ý, theo khảo sát Travel Pulse thực hiện tháng 12.2024 với 7.000 người từ 14 thị trường bao gồm Việt Nam.

Mạng xã hội là nguồn thông tin về du lịch hàng đầu chi phối kế hoạch du lịch, thúc đẩy đến 79% du khách đặt trải nghiệm dựa trên các gợi ý, theo khảo sát Travel Pulse thực hiện tháng 12.2024 với 7.000 người từ 14 thị trường bao gồm Việt Nam.

. . .

(ceo-talk.vn) – Dữ liệu khảo sát từ 14 thị trường (bao gồm Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Hoa Kỳ) cho thấy mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc truyền cảm hứng du lịch và là nguồn thông tin hàng đầu khi du khách lên kế hoạch cho kỳ nghỉ.

79% du khách đặt khách sạn và trải nghiệm ăn uống theo gợi ý trên mạng xã hội trong khi 27% cho biết sẵn sàng trả thêm 20% để ghé thăm các điểm đến thịnh hành trên mạng xã hội.

Đặc biệt du khách từ Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines có xu hướng hành động dựa trên các gợi ý từ mạng xã hội. Riêng với du khách Việt Nam, hơn 90% cho biết đã chọn điểm đến dựa vào mức độ phổ biến trên mạng xã hội hoặc vì có những địa điểm đẹp, đáng để chụp ảnh.

Du khách Việt cho biết chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các gợi ý từ bạn bè, gia đình hoặc người quen trên mạng xã hội. Tuy nhiên có sự khác nhau giữa hai nhóm: Gen Z thường bị tác động bởi những người nổi tiếng trong lĩnh vực du lịch hoặc phong cách sống, trong khi thế hệ Millennial thích những blogger hoặc vlogger du lịch chuyên biệt.

mạng xã hội
Mạng xã hội thành nơi lựa chọn điểm đến. 85% cho biết sẽ đi du lịch nước ngoài trong năm 2025.

Đối với 64% du khách, du lịch không đơn thuần là một kỳ nghỉ mà còn là nút “reset” bản thân khỏi sự đơn điệu trong cuộc sống và giúp thúc đẩy quá trình hiểu rõ bản thân. Nhóm du khách Millennial và Gen Z ngày càng xem du lịch như một liệu pháp tối ưu để giải tỏa căng thẳng.

Tuy nhiên có đến 9/10 người “cảm thấy bức bối” vì không thể thực hiện những chuyến đi cần thiết do thời gian hạn chế, trách nhiệm công việc và tài chính. Hạn chế thời gian là rào cản lớn nhất đối với nhóm du khách Gen Z và Millennials trên toàn cầu.
60% người khảo sát cho biết thời gian là trở ngại chính, tỷ lệ này với người Việt Nam là 56%.

Kế hoạch du lịch cho năm 2025 được 84% người được khảo sát cho biết “đã lên kế hoạch” cho ít nhất một chuyến du lịch quốc tế, so với tỷ lệ 71% của năm 2024.

Nhật Bản vẫn giữ vững vị trí điểm phải đến hàng đầu trong năm 2025, tiếp theo là Trung Quốc với nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ hơn 7 lần so với năm trước. Với du khách Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan vẫn là những điểm đến được yêu thích hàng đầu cho năm 2025.

Khảo sát_tiếng Việt

Khảo sát_tiếng Anh

——————————–

Đọc thêm >>>
Du lịch trực tuyến đuổi theo người khổng lồ
Để startup du lịch thành công
TripU – siêu ứng dụng du lịch đưa Vietravel gia nhập thị trường OTA

Xem thêm

Từ 1.7 thử nghiệm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu Open API

Từ ngày 1.7.2025, ba mô hình fintech gồm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng và chia sẻ dữ liệu Open API sẽ được phép thử nghiệm trong khuôn khổ Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

FPT tăng tốc M&A: Mở rộng toàn cầu, đẩy mạnh AI và công nghệ ngành

Tháng 5.2025, tập đoàn FPT liên tiếp công bố các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) chiến lược, nhằm mở rộng hoạt động ở thị trường toàn cầu và nâng cao năng lực công nghệ chuyên sâu trong các ngành then chốt.

Vốn FDI vào Việt Nam 4 tháng đạt kỷ lục của cùng kỳ 5 năm

FDI - vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Tổng vốn đăng ký tính đến ngày 30.4 đạt 13,82 tỉ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm ngoái - mức cao nhất trong cùng kỳ 5 năm trở lại đây.

[Dữ liệu] Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 30 năm qua những cột mốc

(Ceo-talk.vn) - Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 30 năm (1994-2024) hơn 22 lần đã đưa Việt Nam vào top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời tổng kim ngạch thương mại 2024 lên gần 800 tỉ đô-la Mỹ, đưa quy mô lên vị trí thứ 17 toàn cầu.

Vốn tư nhân và đổi mới sáng tạo sẽ dẫn dắt thập niên tăng trưởng mới

Với quy mô nền kinh tế dự báo vượt ngàn tỉ đô vào năm 2035, đổi mới sáng tạo và dòng vốn tư nhân sẽ là động lực quan trọng cho thập niên tăng trưởng mới kể từ 2025.