M&A dễ thành công hơn với doanh nghiệp Mỹ và châu Âu

M&A: Khảo sát được Baker & McKenzie thực hiện cho quý 1.2016 với 200 lãnh đạo doanh nghiệp từ các công ty được Nhật Bản, Hoa Kỳ và châu Âu mua lại. Theo đó, văn hóa doanh nghiệp quyết định lớn nhất đến sự thành bại, được xem là yếu tố phức tạp nhất và là nguyên nhân chính gây trở ngại cho các thương vụ sáp nhập và mua lại (M&A) xuyên quốc gia đi đến thành công.

Link gốc

(Người Đô Thị 07/11/2016) – Đánh giá về các thương vụ M&A, 64% lãnh đạo được khảo sát đánh giá tích cực các thương vụ được thực hiện với công ty Hoa Kỳ và châu Âu đã có các tác nhân thay đổi “rất thành công” trong việc thúc đẩy PAI, trong khi đối với các công ty Nhật là 52%. Đánh giá của họ cũng phản ánh sự khác biệt cơ bản về phương thức tiếp cận PAI giữa các công ty Nhật Bản và phương Tây hay Hoa Kỳ.

Các công ty Nhật có xu hướng phát triển kế hoạch chi tiết cho toàn bộ dự án, khó chấp nhận điều chỉnh kế hoạch sau khi dự án đã được phê duyệt, làm cho việc triển khai bị cứng nhắc và khó thích nghi với thực tế hoặc các nhu cầu của các tình huống đã thay đổi. Trong khi triết lý “triển khai trước, tìm giải pháp sau” thường được các công ty Hoa Kỳ và châu Âu áp dụng đã cho phép họ thích nghi và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc hợp nhất.

M&A

Baker & McKenzie cũng lưu ý về “sự khác biệt đáng kể” này khi Nhật Bản đang tiếp tục chiến dịch mua lại doanh nghiệp trong quý 2 và sẽ trở thành quốc gia châu Á mua lại mạnh nhất xét theo giá trị trong quý 3.2016, với 69 thương vụ có tổng trị giá 44 tỉ USD.

Tính trên toàn cầu, trong quý 3.2016 Nhật xếp thứ ba trong danh sách các quốc gia mua lại nhiều nhất trên thế giới xét theo giá trị, sau Đức với 82 tỉ USD và Canada là 62 tỉ USD. Ba quốc gia mục tiêu hàng đầu Nhật Bản chú trọng mua lại là Anh (30,3 tỉ USD), Hoa Kỳ (8,9 tỉ USD) và Pháp (1,2 tỉ USD).

Việt Nam với 60 triệu USD xếp thứ 17 trong sanh sách mua lại của Nhật. Tuy nhiên, các công ty Nhật Bản đã tham gia vào 3/10 thương vụ M&A xuyên quốc gia hàng đầu của Việt Nam trong hai năm 2015-2016, và là một trong các nhà đầu tư lớn trong năm 2015 với giá trị giao dịch hơn nửa tỉ đô-la Mỹ.

Về văn hóa doanh nghiệp, nhiều tập đoàn nhìn nhận việc sáp nhập các văn hóa doanh nghiệp khác nhau vẫn là lĩnh vực phức tạp nhất, và xem việc định hình lại văn hóa công ty là một trong số những thay đổi không được mong muốn nhất trong quá trình hợp nhất.

74% đánh giá các công ty Hoa Kỳ và châu Âu có sự hiểu biết tương đối cao hơn về các cách thức vận hành của các công ty mục tiêu của họ trong khi các công ty Nhật là 63%. 42% công ty Nhật tham khảo ý kiến người lao động trong quá trình giữ lại họ so với con số 57% công ty Hoa Kỳ và châu Âu.

M&A

Chủ động tập trung vào các thách thức hàng đầu về hợp nhất như các vấn đề tài chính và thuế, các chức năng quản lý, công nghệ thông tin và các hệ thống R&D là các nhân tố then chốt để đạt được sự chuyển đổi thành công cho cả các tập đoàn Nhật Bản lẫn Hoa Kỳ/châu Âu.

Trong báo cáo Thách thức toàn cầu (phần 2) này, Baker & McKenzie tập trung vào những yếu tố thực tiễn đối với các chuyển đổi trong doanh nghiệp Nhật và tác động đến các công ty mục tiêu. Trong 200 công ty là các mục tiêu của các thương vụ mua lại/hợp nhất trong lần khảo sát này đếu liên quan đến các tập đoàn Nhật Bản, Hoa Kỳ và châu Âu; và hơn 50% đã được các tập đoàn Nhật Bản mua lại.

——————————

Đọc thêm>>
Cơ hội từ cổ phần hóa Sabeco: Nhìn từ thương vụ M&A “thế kỷ”
Sôi động M&A dự án bất động sản tại TP.HCM
TS Alan Phan: M&A năm 2012 sẽ có nhiều biến động
M&A cần môi trường cạnh tranh lành mạnh

Xem thêm

Từ 1.7 thử nghiệm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu Open API

Từ ngày 1.7.2025, ba mô hình fintech gồm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng và chia sẻ dữ liệu Open API sẽ được phép thử nghiệm trong khuôn khổ Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

FPT tăng tốc M&A: Mở rộng toàn cầu, đẩy mạnh AI và công nghệ ngành

Tháng 5.2025, tập đoàn FPT liên tiếp công bố các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) chiến lược, nhằm mở rộng hoạt động ở thị trường toàn cầu và nâng cao năng lực công nghệ chuyên sâu trong các ngành then chốt.

Vốn FDI vào Việt Nam 4 tháng đạt kỷ lục của cùng kỳ 5 năm

FDI - vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Tổng vốn đăng ký tính đến ngày 30.4 đạt 13,82 tỉ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm ngoái - mức cao nhất trong cùng kỳ 5 năm trở lại đây.

[Dữ liệu] Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 30 năm qua những cột mốc

(Ceo-talk.vn) - Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 30 năm (1994-2024) hơn 22 lần đã đưa Việt Nam vào top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời tổng kim ngạch thương mại 2024 lên gần 800 tỉ đô-la Mỹ, đưa quy mô lên vị trí thứ 17 toàn cầu.

Vốn tư nhân và đổi mới sáng tạo sẽ dẫn dắt thập niên tăng trưởng mới

Với quy mô nền kinh tế dự báo vượt ngàn tỉ đô vào năm 2035, đổi mới sáng tạo và dòng vốn tư nhân sẽ là động lực quan trọng cho thập niên tăng trưởng mới kể từ 2025.