Hai thương vụ, một chiến lược

Mua lại RWE IT Slovakia, một thành viên của tập đoàn công nghệ châu Âu RWE và thâu tóm dịch vụ thương mại điện tử 123mua.vn thuộc VNG là hai thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) đầu tiên khởi đầu cho kế hoạch M&A được FPT công bố đầu năm với khoản chi 50 triệu USD để thúc đẩy tăng trưởng.

Mua lại RWE IT Slovakia, một thành viên của tập đoàn công nghệ châu Âu RWE và thâu tóm dịch vụ thương mại điện tử 123mua.vn thuộc VNG là hai thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) đầu tiên khởi đầu cho kế hoạch M&A được FPT công bố đầu năm với khoản chi 50 triệu USD để thúc đẩy tăng trưởng.

Link gốc

(Người Đô Thị 16/07/2014) – Dù không công bố khoản chi cho thương vụ M&A với RWE IT Slovakia nhưng FPT cho biết vị thế của tập đoàn hàng đầu châu Âu trong lĩnh vực điện và gas với doanh thu 2013 hơn 70 tỉ USD sẽ nâng cao vị thế của FPT là nhà cung cấp dịch vụ IT hàng đầu tại châu Âu.

Thương vụ với RWE IT Slovakia trước mắt giúp FPT giành được hợp đồng trị giá nhiều chục triệu đô-la Mỹ trong vòng năm năm tới với RWE và RWE trở thành khách hàng lớn nhất của FPT Software tại thị trường châu Âu. Một mô hình cung cấp dịch vụ mới cũng được hình thành, thương vụ giúp FPT sử dụng đồng thời nguồn lực tại các trung tâm trong nước và tại châu Âu để cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Gia tăng vị thế bên ngoài

Về dài hạn, không đơn thuần chỉ thương vụ mua công ty, việc M&A này giúp FPT mở rộng quy mô khách hàng, tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ và được bổ sung về năng lực công nghệ khi sở hữu đội ngũ hơn 400 chuyên gia Slovakia. Trở thành nhà cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực hạ tầng (utilities) như điện, nước, gas là lĩnh vực rất rộng lớn trên toàn cầu và đang thay đổi mạnh mẽ các ứng dụng công nghệ tiên tiến sẽ tạo ra một thị trường tốt để FPT tham gia và phát triển.

Chủ tịch Trương Gia Bình khẳng định: “Việc hợp tác với RWE là bước ngoặt làm thay đổi vị thế của FPT tại thị trường châu Âu và trên sân chơi toàn cầu, giúo FPT đã có đủ những điều kiện cần thiết để cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin tổng thể và dài hạn trong lĩnh vực hạ tầng.”

Từ vai trò nhà cung cấp dịch vụ xuất khẩu phần mềm theo dự án, với thương vụ này FPT cũng bắt đầu cung cấp dịch vụ theo hợp đồng dài hạn. Trước đó FPT từng tham gia các dự án hạ tầng ở những nước đang phát triển thì hiện bước chân vào các thị trường phát triển.

FPT thực hiện thương vụ M&A với RWE., Slovakia.
FPT thực hiện thương vụ M&A với RWE., Slovakia.

Ông Bình cho rằng thương vụ này đang tạo ra bước ngoặt lớn làm thay đổi vị thế của FPT đồng thời là cơ hội để FPT đạt mục tiêu tăng trưởng cao và bền vững từ thị trường nước ngoài. Khoản doanh thu kỳ vọng đạt 80 triệu USD với RWE và cơ hội có thêm những khách hàng mới tại châu Âu phục vụ cho kế hoạch mục tiêu tăng trưởng đột biến tại châu Âu, doanh thu đóng góp cho FPT Software từ 10% năm 2013 lên 20% năm 2015.

Tại đại hội cổ đông thường niên 2014, Tổng giám đốc Bùi Quang Ngọc công bố FPT sẽ gia tăng M&A để đẩy mạnh tăng trưởng ra nước ngoài. Khoản đầu tư 50 triệu USD cho các thương vụ M&A nhằm đưa mức doanh thu từ các thị trường nước ngoài tăng trung bình hơn 30% mỗi năm.

Theo đó đến năm 2016 doanh thu từ các thị trường nước ngoài mang về 340 triệu USD so với mức 130 triệu USD của năm 2013 và 52 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2014. Ông Ngọc cho biết FPT sẽ tìm kiếm những công ty công nghệ có năng lực, hoạt động trong những ngành nghề mới hoặc thuộc các mảng thị trường mà FPT còn yếu “Để tăng cường năng lực công nghệ, mở rộng thị trường và khách hàng phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ ở thị trường quốc tế.”

Đua thương mại điện tử trong nước

Nếu thương vụ M&A với RWE để gia tăng vị thế ở thị trường nước ngoài thì thương vụ M&A với 123mua.vn của VNG là thương vụ nhằm gia tăng năng lực cung cấp dịch vụ thương mại điện tử từ thị trường trong nước. Mảng dịch vụ này hiện có quy mô khá nhỏ bé trong tổng doanh thu của tập đoàn FPT xấp xỉ 1,4 tỉ USD năm 2013.

Xét về vị thế trong nước, cả FPT và VNG nằm trong top 5 nhà cung cấp dịch vụ Internet nhưng cả hai đều chưa thể hiện được năng lực hàng đầu trong mảng thương mại điện tử.

Mãi đến cuối năm 2012 công ty con FPT Online bắt đầu chú trọng phát triển Sendo.vn theo mô hình B2B2C (business-to-business-to-consumer), mở sàn giao dịch cho người bán và người mua với tham vọng tạo ra một trung tâm mua sắm và giao dịch thương mại điện tử dẫn đầu thị trường.

Bước đi quan trọng hơn cho thấy tham vọng của FPT ở mảng trực tuyến khi hồi tháng 5 Sendo.vn được tách ra thành công ty con với tên Sen Đỏ trực thuộc tập đoàn và chuyên tâm phát triển mảng thương mại điện tử. Trong một kế hoạch chưa công bố FPT sẽ thành lập liên doanh với công ty Nhật trong lĩnh vực này để chiếm lĩnh thị trường và tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ.

Trong khi VNG phát triển 123mua.vn từ năm 2006 và qua nhiều giai đoạn phát triển. Hồi đầu năm nay VNG đã công bố phải sáp nhập hai dịch vụ 123mua.vn (mô hình C2C) và 123.vn (mô hình B2C) nhằm tiết giảm chi phí hoạt động, sau đó các hoạt động kinh doanh trở nên yên ắng.

Cả hai bên công bố rằng việc chuyển nhượng 123mua.vn sẽ giúp gia tăng sức mạnh cho sàn thương mại điện tử Sendo.vn với thế mạnh của 123mua.vn là lượng truy cập website khoảng 5,5–6 triệu lượt/tháng. Hiện 123mua.vn có khoảng 80.000 sản phẩm được bày bán chủ yếu về thời trang và công nghệ dành cho giới trẻ.

Ông Trần Hải Linh, tổng giám đốc Sendo.vn khẳng định thương vụ này là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển từ năm 2014 với mục tiêu “trở thành sàn thương mại điện tử có nhiều giao dịch nhất với dịch vụ chất lượng theo mô hình mua bán đảm bảo”.

Hiện Sendo.vn cung cấp dịch vụ trọn gói và đảm bảo từ mua bán đến giao hàng, là mô hình khép kín giúp Sendo.vn đánh giá toàn diện, chính xác về các gian hàng trên sàn và đưa ra các tư vấn hợp lý cho khách hàng. 123mua được nâng cao chất lượng dịch vụ và hưởng nhiều tiện ích từ mô hình vận hành hỗ trợ tiên tiến này của Sendo.

PWC dự báo quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình 75% mỗi năm giai đoạn 2011-2015 và sẽ đạt ngưỡng 2,8 tỉ USD vào năm 2015. Những năm gần đây Rocket Internet không ngừng “làm mưa làm gió” tại thị trường Việt Nam.

Với thế mạnh vượt trội trên toàn cầu trong việc “nhân bản” các mô hình thương mại điện tử thành công trên thế giới và tạo ra sức ảnh hưởng đến các nền thương mại điện tử địa phương. Hai “bản sao” Zalora và Lazada dường như lấn át các dịch vụ cùng phân khúc tại thị trường Việt Nam, đồng thời Rocket Internet đang tiếp tục mở rộng các mô hình mới khác.

Dù là các tay chơi dẫn đầu thị trường Internet, cả VNG và FPT sẽ tiếp tục gặp thách thức cạnh tranh lớn ở mảng thương mại điện tử trong nhiều năm tới. Liệu các thương vụ M&A có giúp công ty công nghệ lớn nhất Việt Nam như FPT xoay chuyển tình thế?

————————————————

Đọc thêm
Cơ hội từ cổ phần hóa: Nhìn từ vụ M&A “thế kỷ”
M&A làm nóng thị trường dịch vụ tuyển dụng
TS Alan Phan: M&A năm 2012 sẽ có nhiều biến động
M&A sôi động trong ngành hàng tiêu dùng

Xem thêm

Từ 1.7 thử nghiệm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu Open API

Từ ngày 1.7.2025, ba mô hình fintech gồm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng và chia sẻ dữ liệu Open API sẽ được phép thử nghiệm trong khuôn khổ Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

FPT tăng tốc M&A: Mở rộng toàn cầu, đẩy mạnh AI và công nghệ ngành

Tháng 5.2025, tập đoàn FPT liên tiếp công bố các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) chiến lược, nhằm mở rộng hoạt động ở thị trường toàn cầu và nâng cao năng lực công nghệ chuyên sâu trong các ngành then chốt.

Vốn FDI vào Việt Nam 4 tháng đạt kỷ lục của cùng kỳ 5 năm

FDI - vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Tổng vốn đăng ký tính đến ngày 30.4 đạt 13,82 tỉ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm ngoái - mức cao nhất trong cùng kỳ 5 năm trở lại đây.

[Dữ liệu] Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 30 năm qua những cột mốc

(Ceo-talk.vn) - Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 30 năm (1994-2024) hơn 22 lần đã đưa Việt Nam vào top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời tổng kim ngạch thương mại 2024 lên gần 800 tỉ đô-la Mỹ, đưa quy mô lên vị trí thứ 17 toàn cầu.

Vốn tư nhân và đổi mới sáng tạo sẽ dẫn dắt thập niên tăng trưởng mới

Với quy mô nền kinh tế dự báo vượt ngàn tỉ đô vào năm 2035, đổi mới sáng tạo và dòng vốn tư nhân sẽ là động lực quan trọng cho thập niên tăng trưởng mới kể từ 2025.