60% doanh nghiệp phải thay đổi vĩnh viễn chiến lược kinh doanh do Covid-19

Các giám đốc điều hành toàn cầu cho biết họ vừa phải đối mặt với các nan đề mới phát sinh do đại dịch Covid-19 vừa gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch ưu tiên cho các năng lực nội bộ của lực lượng lao động. 

Covid-19 làm thay đổi chiến lược của doanh nghiệp.
Covid-19 làm thay đổi vĩnh viễn chiến lược của nhiều doanh nghiệp.

. . .

(Forbes Việt Nam 25/10/2020) – Trung bình đang có 6 trong 10 tổ chức đã phải tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số do đại dịch Covid-19. Có đến 60% doanh nghiệp phải thay đổi vĩnh viễn chiến lược của tổ chức mình, đồng thời phải điều chỉnh cách thức tiếp cận để quản lý sự thay đổi sau Covid-19.

Dữ liệu này từ nghiên cứu do IBM thực hiện với 3.450 giám đốc điều hành cao cấp toàn cầu (C-suite Study 2020) đang lãnh đạo trong 22 ngành công nghiệp tại 20 quốc gia.

Các yếu tố bất định của đại dịch Covid-19 đã giúp phá vỡ các rào cản truyền thống trước đây như sự non kém về công nghệ và sự phản đối của nhân viên trong doanh nghiệp đã không còn. Nhờ đó, có đến 66% giám đốc điều hành cho biết ngay trong giai đoạn này họ đã hoàn thành được các sáng kiến mà trước đây chịu sự phản đối.

Có 3 trong 4 giám đốc điều hành kỳ vọng hành vi thay đổi của khách hàng sẽ tiếp tục cả sau Covid-19.

Nghiên cứu cho thấy phần lớn các doanh nghiệp đang thay đổi vĩnh viễn chiến lược do Covid-19. 94% giám đốc điều hành cho biết họ có kế hoạch tham gia vào các mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng số vào năm 2022 và sẽ tăng cường gia nhập vào các hệ sinh thái và mạng lưới đối tác.

Các giám đốc điều hành cũng cho biết trong hai năm tiếp theo mức độ ưu tiên của công nghệ AI sẽ tăng 20%; đồng thời họ có kế hoạch tăng 20% mức độ ưu tiên cho công nghệ điện toán đám mây, với hai bộ phận được ưu tiên hàng đầu là quan hệ khách hàng và bộ phận tiếp thị.

Sau Covid-19, 60% giám đốc điều hành cho biết họ đã tăng tốc tự động hóa quy trình và sẽ ứng dụng tự động hóa vào mọi chức năng kinh doanh. Trong khi 76% cho biết đang có kế hoạch ưu tiên cho an ninh mạng – tăng gấp đôi so với việc triển khai công nghệ hiện nay.

Các lãnh đạo doanh nghiệp cũng chỉ ra những trở ngại lớn nhất ở thời điểm hiện tại và trong hai năm tới sẽ nằm ở sự phức tạp của tổ chức, kỹ năng không đầy đủ và tình trạng kiệt sức của nhân viên. 40% nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có năng lực dự phòng để vượt qua các cuộc khủng hoảng trong tương lai.

Covid-19 gây gián đoạn liên tục cho thấy tầm quan trọng của việc chuyển đổi doanh nghiệp, đòi hỏi cải thiện khả năng mở rộng và nâng cao tính linh hoạt. Nhiều giám đốc điều hành đối mặt với những thách thức mới để hỗ trợ nhân viên làm việc từ xa và các yêu cầu cắt giảm chi phí.

Nghiên cứu cũng chỉ ra kỳ vọng của nhân viên đối với người sử dụng lao động đã thay đổi trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Nhân viên giờ đây kỳ vọng các cấp lãnh đạo đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như các kỹ năng cần thiết để làm việc theo những cách thức mới.

Theo ông Mark Foster, phó chủ tịch cấp cao của nhóm dịch vụ IBM, trong tương lai, các nhà lãnh đạo cần tái tập trung vào nhân sự cũng như quy trình làm việc và cơ sở hạ tầng công nghệ. “Chúng ta không thể đánh giá thấp sức mạnh của vai trò ‘lãnh đạo thấu cảm’ để thúc đẩy sự tự tin, hiệu quả làm việc và hạnh phúc của nhân viên trong bối cảnh hiện tại, ” Mark Foster nhận định.

IBM cũng khuyến nghị các giám đốc điều hành tập trung sâu hơn vào con người, đặt yếu tố hạnh phúc tinh thần của nhân viên lên hàng đầu. “Các tổ chức nên suy nghĩ về việc áp dụng mô hình phát triển đa dạng để giúp nhân viên phát triển cả kỹ năng và kỹ thuật cần thiết, hỗ trợ họ làm việc trong môi trường bình thường mới và nuôi dưỡng văn hóa không ngừng học hỏi của doanh nghiệp,” báo cáo khuyến nghị.

—————————————

Đọc thêm
Nhà quản trị John Sculley: Doanh nghiệp lớn, nhỏ đều phải biết thích nghi
Đào tạo nguồn nhân lực: Mấu chốt ở quan hệ giữa người với người
Quản trị minh bạch để vượt khủng hoảng
Doanh nghiệp Việt trước “chương 2” tiến trình chuyển đổi số
6 vị trí nhân sự cần có trong doanh nghiệp thời 4.0

Xem thêm

Citics nhận 2,1 triệu USD thúc đẩy nền tảng số hóa dữ liệu bất động sản

Nền tảng công nghệ bất động sản Citics hôm 14.5 công bố huy động thành công 2,1 triệu đô-la Mỹ các nhà đầu tư chiến lược, gồm TVS, Ai Viet Ventures cùng các quỹ hiện hữu là Vulpes Ventures và Vietnam Investments Group.

Từ 1.7 thử nghiệm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu Open API

Từ ngày 1.7.2025, ba mô hình fintech gồm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng và chia sẻ dữ liệu Open API sẽ được phép thử nghiệm trong khuôn khổ Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

Nền tảng TrueTest của Katalon: Định nghĩa kiểm thử phần mềm thời AI-native

Trong nỗ lực giải quyết bài toán tự động hóa kiểm thử phần mềm khi tốc độ phát triển ứng dụng ngày càng nhanh, Katalon vừa công bố TrueTest – nền tảng kiểm thử tự động ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng học hỏi liên tục từ hành vi người dùng

FPT tăng tốc M&A: Mở rộng toàn cầu, đẩy mạnh AI và công nghệ ngành

Tháng 5.2025, tập đoàn FPT liên tiếp công bố các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) chiến lược, nhằm mở rộng hoạt động ở thị trường toàn cầu và nâng cao năng lực công nghệ chuyên sâu trong các ngành then chốt.

Vốn tư nhân và đổi mới sáng tạo sẽ dẫn dắt thập niên tăng trưởng mới

Với quy mô nền kinh tế dự báo vượt ngàn tỉ đô vào năm 2035, đổi mới sáng tạo và dòng vốn tư nhân sẽ là động lực quan trọng cho thập niên tăng trưởng mới kể từ 2025.