CEO Yola Phạm Anh Khoa: Mong muốn làm người dẫn đường

Phạm Anh Khoa, người đồng sáng lập Yola - trung tâm Anh ngữ hàng đầu dành cho người bạn trẻ hướng đến mục tiêu du học, chia sẻ quan điểm về giáo dục và khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh đặc thù này.

Phạm Anh Khoa, người đồng sáng lập Yola – trung tâm Anh ngữ hàng đầu dành cho người bạn trẻ hướng đến mục tiêu du học, chia sẻ quan điểm về giáo dục và khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh đặc thù này.

(Người Đô Thị, 15/04/2016) Link gốc

>>CEO DKT Trần Trọng Tuyến: Giấc mơ phổ thông hóa thương mại điện tử

Một năm của Yola đã trải qua như thế nào?

Phạm Anh Khoa: Mỗi năm Yola mở thêm một trung tâm mới nhưng từ 2016 kế hoạch khoảng hai – ba cái mỗi năm. Nếu những năm đầu Yola là trung tâm chuyên luyện thi tiếng Anh cho người du học thì từ 2013 đã có thêm chương trình cho học sinh cấp hai, khoảng 2.000 học viên Junior trong 7.000 lượt học viên đến nay. Nghĩa là Yola đi theo một hình tháp ngược từ luyện thi đại học, cấp ba xuống lớp trẻ hơn, càng xuống càng đông. Nhưng Yola làm từ từ, vì cùng lúc mở thêm năm, ba trung tâm mới sẽ ảnh hưởng chất lượng.

Vậy cơ hội cho giáo dục tư nhân lớn đến mức nào?

– Chúng tôi ước tính số lượng người có thể chi trả cho các trường tư, chỉ ở TP.HCM thôi vẫn còn khá cao, khi giáo dục công chậm đổi mới thì dư địa cho giáo dục tư càng lớn. Tùy mỗi quốc gia mà giáo dục phát triển khác nhau, như ở Bắc Âu giáo dục tư gần như không phát triển vì hệ thống công làm quá tốt lại miễn phí cho người học, trong khi nước phát triển như Hàn Quốc, giáo dục công được đầu tư tốt nhưng tư vẫn phát triển tốt vì nhu cầu của người dân.

Nhiều người thắc mắc GDP Việt Nam thấp so với Thái Lan hay Malaysia nhưng lượng du học sinh dẫn đầu ở Mỹ hay Úc, Nhật… Tính tương tác của giới trẻ với bên ngoài khá mạnh, khi giáo dục công chưa đáp ứng kịp thì lượng du học sẽ tiếp tục tăng. Bên cạnh yếu tố nhu cầu thì còn do lịch sử phát triển, nhiều gia đình Việt di cư sang Mỹ đã tạo thành một mạng lưới gắn kết mật thiết. Vì lẽ đó, các tổ chức giáo dục quốc tế khi phát triển thị trường châu Á luôn để mắt tới Việt Nam, sau Trung Quốc.

Yola
Phạm Anh Khoa, đồng sáng lập Yola. Ảnh: Phan Quang

Theo anh thì những nhân tố chủ đạo nào sẽ thúc đẩy giáo dục Việt Nam?

– Có những trạng thái tâm lý mâu thuẫn nhau, phụ huynh muốn con mình năng động nhưng “thả” con ra ngoài lại sợ những ảnh hưởng tiêu cực. Một mặt muốn con mình thành công dân quốc tế nhưng mặt khác lo sợ mất nguồn cội. Sẽ đến lúc có mô hình nào đó hài hòa được xu hướng có kiến thức, hiểu biết môi trường thế giới nhưng giữ được tố chất của gia đình và xã hội Việt Nam.

Về nội dung, xu hướng sẽ là Việt hóa, đó là cách người Nhật, Hàn, Đài Loan đã tổ chức lại giáo dục. Để làm được cần thời gian, khả năng sản xuất và sự đầu tư bài bản cùng chiến lược lâu dài cho giáo dục. Làm sao đưa văn hóa truyền thống, tập quán dân tộc vào giáo dục, làm sao lồng ghép những câu chuyện nhân văn, thực tế lịch sử, khả năng tồn tại và xử lý… vào bài học một cách tự nhiên – đó là giáo dục.

Điều đó không đơn giản và là khó khăn lớn của Việt Nam, bởi học không đơn giản là kiến thức mà là trang bị cách nhìn nhận thế giới, nó đi liền với cách khai phóng sự sáng tạo và thôi thúc sự khám phá của mỗi cá nhân.

Vậy thách thức cho những người khởi nghiệp trẻ ở lĩnh vực này như Yola là gì?

– Giáo dục cũng là thị trường với những phiên bản khác nhau, các mô hình xuất phát sớm, quy mô lớn cũng có thể lỗi thời về phương pháp. Phụ huynh bây giờ không dễ chấp nhận “món ăn” của những năm 1990-2000, họ đòi hỏi khắt khe hơn, độ chuyên biệt dần cao hơn nhưng giá trị mang lại nhiều hơn. Cơ hội dành cho ai biết tạo ra sự khác biệt về nội dung, người đi sau khó khăn nhưng cơ hội cũng nhiều nhờ khả năng thay đổi linh hoạt và tính thích ứng cao hơn.

Mặt khác, yếu tố công nghệ ngày càng quan trọng. Trước đây đọc sách có hình khủng long, sau xem khủng long qua video, giờ thì máy tính tương tác, ấn màn hình thấy chú khủng long, tương lai thì đeo mắt kiếng vào và trải nghiệm.

Trước đây giáo viên đóng vai hướng dẫn trải nghiệm bằng cách này cách khác, sau này vai trò họ là gì? Đó là yếu tố quan trọng mà hạ tầng có thể không còn là thế mạnh, vậy quay lại câu chuyện vẫn sẽ là nội dung, ai tạo ra và nội dung đó thế nào.

Giáo dục công chuyển mình chậm, liệu những trải nghiệm sắp tới thế nào?

– Quan hệ công – tư rất đáng lo. Có những khoảng lấp lớn cả công và tư chưa chạm tới. Ví dụ hệ thống trường công mầm non chưa đảm bảo độ phủ trong khi với mức học phí 1-1,5 triệu đồng/tháng thì tư nhân không thể đầu tư đúng mực, quá sức chịu đựng của đông đảo công nhân và người dân nông thôn. Một khi cơ hội từ bố mẹ đã không ngang bằng thì khoảng cách thế hệ sau càng xa.

Trước đây tất cả cùng học trường công không có sự cách biệt lớn, nhưng khi một bộ phận có thu nhập cách biệt, nhu cầu nảy sinh. Trường tư phát triển phụ thuộc thu nhập của một bộ phận phụ huynh và xu hướng tăng là tất yếu, vì thế khó tạo áp lực lên cả hệ thống trường công. Ở một thị trường giáo dục công – tư tương đồng thì trường tư muốn tồn tại phải cạnh tranh mạnh mẽ, phải rất nổi trội.

Trở lại với Yola, nguồn cảm hứng lớn nhất của các bạn trong lĩnh vực này là gì?

– Là khi ở Yola chúng tôi chứng kiến quá trình các em từ một học sinh rụt rè, thiếu tự tin khi bước chân vào Yola, sau những ngày phấn đấu miệt mài để vượt qua giới hạn bản thân và nhận được kết quả xứng đáng khi đậu vào các đại học nước ngoài, hiện thực hóa ước mơ du học của mình và đem lại niềm tự hào, hạnh phúc cho gia đình. Chúng tôi tại Yola chỉ là người đi trước, đã trải nghiệm hành trình học tập, du học và trưởng thành, vì thế đội ngũ Yola quan tâm đến học viên trong tâm thế đó.

Người đứng lớp ở Yola đa số là cựu du học sinh, các bạn đang biến mình thành hình mẫu và hướng người học đến chuyện du học?

– Tuổi trẻ là giai đoạn mỗi người nỗ lực định hình bản thân bằng cách tìm kiếm những hình mẫu, “người dẫn đường” có thể truyền lửa, chỉ dẫn và tiếp thêm niềm tin cho họ trong hành trình học tập và trưởng thành vốn nhiều khó khăn, bối rối. Các cộng sự của Yola đến với các em bằng chính những trải nghiệm của họ trong học tập, nền tảng học vấn được trau dồi từ những trường đại học nổi tiếng, kinh nghiệm sống và làm việc ở nước ngoài, không đơn giản là tiếng Anh mà còn là sự nhạy bén về tư duy và các kỹ năng cần thiết để hội nhập.

Và đương nhiên Yola mong muốn trở thành “người dẫn đường”, rèn luyện tư duy và phát triển tiềm năng cá nhân của thế hệ trẻ là một tất yếu. Tôi tin rằng nó cần thiết để Yola giúp định hướng cho các bạn trẻ thành công cho dù là học tập, làm việc trong nước hay ngoài nước.

Xã hội tranh cãi chuyện du học sinh về hay ở, anh nghĩ gì về sự chọn lựa với tư cách là cựu du học sinh và trải nghiệm ngành giáo dục trong nước?

– Mỗi người có hoàn cảnh riêng, không ai giống ai, bị chi phối bởi vô vàn yếu tố như sức khỏe, chuyên môn, định hướng nghề nghiệp, tính cách, lối sống, gia đình, tài chính… Tôi hay nói đùa, trong mỗi người chúng ta đều có một cuộc chiến đấu – có thể vì miếng cơm manh áo, vì tham vọng, cũng có thể vì một căn bệnh quái ác, hay vì một người thân yêu. Ai cũng có sự lựa chọn riêng và lý do riêng để về hay ở – quyết định đó cũng không phải bất di bất dịch và hoàn toàn có thể thay đổi tùy thời điểm.

Tôi mong rằng chúng ta không cố tìm ra một công thức chung để áp dụng cho tất cả mà thực tế và cụ thể hơn là nên khuyến khích, cổ vũ tinh thần sống, làm việc đúng với đam mê cá nhân, chăm sóc được cho gia đình, hoặc có những hành động đóng góp thiết thực với con người Việt Nam dù ở bất cứ đâu.

——————————————————————

Đọc thêm
Ngô Văn Luyến và trò chơi của Divmob
Lê Hải Bình đưa Mắt Bão phát triển cùng làn sóng Internet     
Lương Duy Hoài: Từ giao hàng nhanh đến mô hình kinh doanh chia sẻ

Xem thêm

Citics gọi vốn 2,1 triệu USD, tăng tốc xây dựng nền tảng số “one-stop” cho giao dịch bất động sản

Nền tảng công nghệ bất động sản Citics hôm 14.5 công bố huy động thành công 2,1 triệu đô-la Mỹ các nhà đầu tư chiến lược, gồm TVS, Ai Viet Ventures cùng các quỹ hiện hữu là Vulpes Ventures và Vietnam Investments Group.

BlockStar 2025 chính thức khởi động chương trình ươm tạo Web3 tại Việt Nam

Chương trình ươm tạo startup Web3 - BlockStar Incubation Program 2025 - chính thức khởi động, đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa hai quỹ đầu tư IDGX, SSI Digital Ventures và Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM (HIDS).

Startup giải pháp năng lượng Stride huy động vốn series A

Vòng gọi vốn này được dẫn dắt bởi quỹ Clime Capital và UOB Venture Management, sẽ giúp Stride mở rộng hoạt động kinh doanh và khai thác nguồn tài chính xanh từ các nhà đầu tư.

Ứng dụng “Social Login” của blockchain Ninety Eight nhận sáng chế tại Mỹ

Sáng chế của Ramper - công ty thuộc hệ sinh thái blockchain Ninety Eight, là giải pháp cung cấp đăng nhập cho người dùng dễ dàng hơn trong tiếp cận các ứng dụng web3 thông qua các tài khoản mạng xã hội như Google, Facebook, X...

Filum AI nhận triệu đô củng cố nền tảng quản trị trải nghiệm khách hàng

Filum AI, nền tảng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) quản trị trải nghiệm khách hàng (CXM) công bố nhận 1 triệu USD từ quỹ Nextrans, VinVentures, TheVentures và các nhà đầu tư chiến lược.