Cạnh tranh M&A cần môi trường lành mạnh

Theo các đại biểu tại hội nghị quốc tế về cạnh tranh ASEAN tại TP.HCM hôm qua (13.9), cạnh tranh mua bán sáp nhập (M&A) doanh nghiệp đang tác động lớn đến nền kinh tế ASEAN và thách thức các chính phủ về chính sách phát triển doanh nghiệp và nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh.

Link dẫn – (Sài Gòn Tiếp Thị 15-09-2012)

Cạnh tranh M&A sẽ sôi động hơn, dự báo năm 2012 số vụ M&A nội khối Asean giảm 22% nhưng giá trị lại tăng đến 179%.

Theo viện Sáp nhập, mua bán và liên kết IMAA (Thuỵ Sĩ), số thương vụ M&A tại ASEAN tăng liên tục từ năm 1995, ngày càng nhiều giao dịch có giá trị lớn. Nếu như trong giai đoạn đầu đa số vụ M&A được thực hiện bởi các công ty bên ngoài ASEAN, thì gần đây số giao dịch nội khối tăng lên. Dự báo năm 2012 số vụ M&A nội khối giảm 22% nhưng giá trị lại tăng đến 179%.

Theo GS.TS Christopher Kummer, chủ tịch IMAA, xét về quy mô các công ty hàng đầu tại các quốc gia ASEAN hiện vẫn còn khá nhỏ so với các tập đoàn toàn cầu khác, điều này tạo ra động lực M&A để trở nên mạnh mẽ hơn.

“Rõ ràng M&A đang tạo ra nhiều lợi ích trong khối ASEAN, vì thế nên khuyến khích xu hướng này để có lợi cho doanh nghiệp và người tiêu dùng”, ông đặt vấn đề.

Ứng xử với M&A

Các giao dịch toàn cầu đang tác động đến các quốc gia, đòi hỏi cơ chế pháp lý hỗ trợ và áp lực lên vai trò của các nhà quản lý cạnh tranh. Một đại biểu đến từ Ấn Độ đã đề nghị các chuyên gia tư vấn cho các cơ quan quản lý cạnh tranh vốn còn non trẻ ở châu Á, làm sao tránh được những sai sót bởi các chính sách ban hành trùng lắp lại chưa có nhiều kinh nghiệm và tiền lệ để xử lý các thương vụ M&A.

TS Hassan Qaqaya, trưởng bộ phận pháp luật cạnh tranh đến từ Diễn đàn thương mại và phát triển Liên hiệp quốc (UNCTAD), chia sẻ rằng các nhà làm chính sách luôn đối mặt với những khó khăn trong phân định thị trường cạnh tranh.

Các nền kinh tế mới nổi thường chưa có đạo luật cạnh tranh toàn diện, vì vậy rất khó hành xử để hạn chế rủi ro cho nền kinh tế, chưa kể tính lành mạnh thị trường cũng tác động lớn đến các ứng xử của họ. Nhất là các vụ M&A thuộc các ngành kinh tế cần những hành xử đặc biệt.

Cạnh tranh M&A cần môi trường lành mạnh
PwC báo cáo xu hướng M&A toCạnh tranh M&A cần môi trường lành mạnh.

Ông ví dụ, các ngân hàng liên quan đến chính sách tài khoá tiền tệ, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Ngành nông nghiệp đụng chạm đến quyền sở hữu và lợi ích của người dân, đòi hỏi sự vận động và đối thoại cao. Đặc biệt ứng xử cẩn trọng đối với các ngành như ngân hàng, viễn thông, giao thông, vốn các quyết định đưa ra khó có sự đồng thuận cao về lợi ích, lại có tính độc quyền tự nhiên và hạn chế khả năng tiếp cận của nhiều đối tượng…

Theo bà Rose Webb, hội đồng Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng Úc, như vậy điều tiên quyết của nhà quản lý là sử dụng luật để đối phó với các vụ sáp nhập phi cạnh tranh, có thể phá vỡ cấu trúc thị trường. Nhưng họ cũng phải đề cao việc M&A là nhằm cho phép doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới, cải tiến cạnh tranh và đổi mới.

“Các cơ quan quản lý thường có cái nhìn tiêu cực về M&A, nhưng một thị trường được kiểm soát tốt và lành mạnh thì mới khuyến khích M&A hiệu quả, quá trình này đòi hỏi những bộ luật cạnh tranh mới ra đời tạo cơ chế chặt chẽ giúp nhà quản lý vận hành linh hoạt vì lợi ích của nền kinh tế”.

Ranh giới cạnh tranh – phi cạnh tranh

Việc xác định ranh giới giữa cạnh tranh và phi cạnh tranh thường rất khó khăn. Bà Carolyn Oddie, chuyên gia cao cấp của Athens Arthur Robinson, dẫn chứng vụ M&A trong mối liên kết giữa Việt Nam với thị trường bên ngoài: hãng PharmaCo mua lại DrugsRUs bên ngoài Việt Nam. Cả hai đều có công ty con tại Việt Nam nhưng các hoạt động không có sự kết hợp (DrugsRUs Vietnam và PharmaCo Vietnam).

DrugsRUs Vietnam đang nắm 35% thị phần dược nhiễm nấm, trong khi PharmaCo không có doanh số về sản phẩm này. Vậy việc xác định đối với các thương vụ M&A như vậy sẽ là một khó khăn.

Luật cạnh tranh Việt Nam có quy định về tính “tập trung kinh tế” liên quan đến các hoạt động M&A, nhưng các thương vụ M&A thường rất khó khăn trong việc xác định thị trường và năng lực doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam thường không minh bạch thông tin thị phần, thị trường địa lý cũng rất mơ hồ, lại chưa có nhiều tiền lệ M&A để đối chiếu. “Khi cần xác định thị trường, nhà tư vấn phải đi qua các trung gian tìm kiếm hoặc các dự toán chủ quan, khiến tính rủi ro tăng lên”, bà Carolyn nhận định.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng động cơ và nhu cầu hợp tác của các nền kinh tế ASEAN là vươn tới bãi bỏ các chính sách kiểm soát, tận dụng sự tiến bộ của công nghệ M&A phải tích cực và có lợi cho cạnh tranh. Theo bà Maureen Ohlhausen, uỷ viên uỷ ban Thương mại Mỹ, để hạn chế được các hoạt động phi cạnh tranh, các nhà quản lý luôn phải đặt ra câu hỏi chủ chốt: liệu người tiêu dùng có bị thiệt hại do M&A dẫn đến giá cả cao hơn, chất lượng kém và chậm đổi mới công nghệ?

Trong khi TS Hiroyuki Odagiri, uỷ viên uỷ ban Thương mại lành mạnh Nhật Bản, nhận định ngày càng nhiều thương vụ M&A tác động đến thị trường toàn cầu, đòi hỏi các đánh giá và giám sát chặt chẽ từ góc độ quốc tế.

“Việc hợp tác giữa các cơ quan cạnh tranh quốc tế sẽ là công cụ thiết yếu để đánh giá M&A, vì thế khi ban hành luật mới, các nhà quản lý cần chú trọng đến tính bao trùm thị trường và sẵn sàng cho việc cạnh tranh toàn cầu”, TS Hiroyuki khuyến cáo.

————————————–

Đọc thêm>>
Cơ hội từ cổ phần hóa Sabeco: Nhìn từ thương vụ M&A “thế kỷ”
Sôi động M&A dự án bất động sản tại TP.HCM
TS Alan Phan: M&A năm 2012 sẽ có nhiều biến động
M&A dễ thành công hơn với doanh nghiệp Mỹ và châu Âu

Xem thêm

Từ 1.7 thử nghiệm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu Open API

Từ ngày 1.7.2025, ba mô hình fintech gồm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng và chia sẻ dữ liệu Open API sẽ được phép thử nghiệm trong khuôn khổ Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

FPT tăng tốc M&A: Mở rộng toàn cầu, đẩy mạnh AI và công nghệ ngành

Tháng 5.2025, tập đoàn FPT liên tiếp công bố các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) chiến lược, nhằm mở rộng hoạt động ở thị trường toàn cầu và nâng cao năng lực công nghệ chuyên sâu trong các ngành then chốt.

Vốn FDI vào Việt Nam 4 tháng đạt kỷ lục của cùng kỳ 5 năm

FDI - vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Tổng vốn đăng ký tính đến ngày 30.4 đạt 13,82 tỉ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm ngoái - mức cao nhất trong cùng kỳ 5 năm trở lại đây.

[Dữ liệu] Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 30 năm qua những cột mốc

(Ceo-talk.vn) - Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 30 năm (1994-2024) hơn 22 lần đã đưa Việt Nam vào top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời tổng kim ngạch thương mại 2024 lên gần 800 tỉ đô-la Mỹ, đưa quy mô lên vị trí thứ 17 toàn cầu.

Vốn tư nhân và đổi mới sáng tạo sẽ dẫn dắt thập niên tăng trưởng mới

Với quy mô nền kinh tế dự báo vượt ngàn tỉ đô vào năm 2035, đổi mới sáng tạo và dòng vốn tư nhân sẽ là động lực quan trọng cho thập niên tăng trưởng mới kể từ 2025.