Link gốc – (Người Đô Thị 11/05/2016)
Tuy nhiên, đô thị hóa ở Việt Nam cần những thay đổi lớn về tư duy để đảm bảo quá trình này sẽ đóng góp toàn diện vào mục tiêu trở thành nước thu nhập cao. Theo đó, WB khuyến nghị Việt Nam xây dựng những thành phố hiệu quả hơn với mật độ dân số vừa đủ, kết nối tốt trong nội bộ và trong vùng, đảm bảo mọi người dân đều được hưởng lợi từ quá trình phát triển, không nhóm người hoặc khu vực nào bị bỏ lại phía sau.

Quá trình đô thị hóa đất đai đang diễn ra nhanh hơn tốc độ tăng dân số, cản trở tăng năng suất lao động và tạo ra việc làm.
Các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM bị mất cân đối nghiêm trọng giữa khu vực nội thành, nơi mật độ dân cư lên đến 44.000 người/km2 và khu vực ngoại thành chỉ khoảng 100 người/km2, khiến thành phố trở nên dàn trải và mất đi sự năng động.
Các thành phố Việt Nam cũng phát triển như các ốc đảo hơn là các bộ phận trong một thị trường đồng bộ. Ví dụ, từ trung tâm TP.HCM đến khu đô thị mới Bình Dương (40km) mất 2 giờ, hiện trạng kết nối giao thông kém giữa các vùng gây lãng phí kinh tế và làm cho các thành phố trở nên kém hấp dẫn hơn để sinh sống và làm việc.
WB khuyến nghị, để quá trình đô thị hoá trở thành động lực phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ tới, Việt Nam cần điều chỉnh lại vai trò nhà nước và thị trường trong quản lý. Theo đó, nâng cao năng lực nhà nước trong một số lĩnh vực mà chỉ nhà nước mới làm được, như tăng cường năng lực và điều phối quy hoạch đô thị, tài chính công, dịch vụ xã hội, và tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ thực hiện quy hoạch đô thị.
Tái phân công trách nhiệm, đi kèm thẩm quyền và nguồn lực giữa các cơ quan trung ương, địa phương, và chính quyền đô thị nhằm đảm bảo giải quyết vấn đề một cách tổng thể và đồng bộ thay vì bị ảnh hưởng bởi lợi ích cục bộ địa phương. Đồng thời giảm mức độ can thiệp và kiểm soát của nhà nước đối với các hoạt động mà thị trường có thể làm tốt hơn.
Tập trung xây dựng và phát triển các nhóm thành phố và thị xã có thể thực hiện các chức năng bổ trợ lẫn nhau và tạo điều kiện giúp các thành phố phát huy tối đa tiềm năng để chúng có thể phát triển hiện đại, thông minh, năng động và thúc đẩy phát triển kinh tế cả nước.
—————————————
Đọc thêm>>
TP.HCM huy động mọi nguồn lực xã hội cho đô thị sáng tạo
Huy động nguồn lực cộng đồng cho đô thị thông minh
Việt Nam trước thách thức quản trị đô thị
Công nghệ cho quản trị đô thị: Vẫn chờ được kết nối