Bảo hiểm AIG trở lại thị trường Việt Nam

Tập đoàn quốc tế Mỹ AIG đã đưa hoạt động bảo hiểm trở lại thị trường Việt Nam dưới thương hiệu AIG từ ngày 12.12, bằng sự kiện công bố đổi tên công ty hiểm Chartis Việt Nam thành công ty bảo hiểm phi nhân thọ AIG Việt Nam.

Link dẫn

(Sài Gòn Tiếp Thị 13/12/2012) – Hình ảnh AIG sẽ xuất hiện với logo mới mang theo thông điệp “Bring on Tomorrow” (dẫn đến tương lai). AIG Việt Nam sẽ tiếp tục cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp về du lịch, nhà ở, tài sản và trách nhiệm, bảo hiểm rủi ro kinh doanh…

Bảo hiểm AIG
Ông Leslie J.Mouat (trái), Chủ tịch AIG APAC và ông Antony Lee, tổng giám đốc AIG Việt Nam. Logo AIG từ nay xuất hiện trở lại với gam màu xanh làm chủ đạo. Ảnh: Tuyết Ân

Trước đó một ngày, AIG đã chính thức sử dụng thương hiệu AIG trong mảng kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ trên toàn cầu, đồng thời mảng kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và hưu trí cũng chính thức mang tên AIG Life and Retirement.

Ông Leslie J.Mouat, Chủ tịch AIG khu vực châu Á – Thái Bình Dương (trừ Nhật), cho biết: “Việc khôi phục thương hiệu AIG và tái hoạt động mảng bảo hiểm phi nhân thọ đánh dấu sự đổi mới và tái cấu trúc thành công của AIG sau bốn năm từ khi rơi vào khủng hoảng năm 2008″.

Năm 2008, AIG phải cần đến gói giải cứu tài sản xấu (TARP) của chính phủ Mỹ lên đến 182 tỉ USD để tiếp tục hoạt động. Ông Leslie cho biết AIG đã tái cấu trúc các mảng hoạt động để cân bằng hệ thống tài chính; đầu tư nâng cấp hệ thống quản lý và kiểm soát rủi ro, đặc biệt là quản lý các tình huống khách hàng. “Đến nay AIG đã hoàn trả thành công toàn bộ khoản đầu tư của cùng với khoản lợi nhuận chính phủ Mỹ thu về đạt 15,9 tỉ USD”, ông Leslie cho biết.

Tại Việt Nam, năm 2009 AIG Việt Nam đã đổi tên thành công ty bảo hiểm Chartis Việt Nam với công bố nhằm gia tăng giá trị kinh doanh cho riêng mình. Nhưng nay, theo ông Leslie, việc tái sử dụng thương hiệu AIG bởi sự nhận diện dễ dàng và tính phổ biến của thương hiệu này trên mạng lưới toàn cầu.

Ông Anthony Lee, Tổng giám đốc AIG Việt Nam, cho biết Chartis trước đó hoạt động với mạng lưới 200 đại lý, đạt mức tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc trung bình 40-45%/năm từ 2009-2011, gấp đôi mức tăng trưởng bình quân của thị trường Việt Nam. Năm 2012 thị trường Việt Nam tăng trưởng chỉ 17%, Chartis tăng trưởng 35%. Công ty này cũng đứng ở tốp 5 công ty bảo hiểm phi nhân thọ 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Tập đoàn AIG hiện hoạt động tại 130 thị trường với mạng lưới bảo hiểm tài sản – trách nhiệm có quy mô lớn nhất thế giới, với hơn 90 năm có mặt tại châu Á.

———————————–

Đọc thêm>>
Kinh doanh bảo hiểm: Cuộc đua mở rộng mạng lưới
Thách thức tài chính số Việt Nam
Ngân hàng đua tiện ích công nghệ
Ngân hàng thích nghi thế nào với công nghệ số?

Xem thêm

Từ 1.7 thử nghiệm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu Open API

Từ ngày 1.7.2025, ba mô hình fintech gồm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng và chia sẻ dữ liệu Open API sẽ được phép thử nghiệm trong khuôn khổ Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

FPT tăng tốc M&A: Mở rộng toàn cầu, đẩy mạnh AI và công nghệ ngành

Tháng 5.2025, tập đoàn FPT liên tiếp công bố các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) chiến lược, nhằm mở rộng hoạt động ở thị trường toàn cầu và nâng cao năng lực công nghệ chuyên sâu trong các ngành then chốt.

Vốn FDI vào Việt Nam 4 tháng đạt kỷ lục của cùng kỳ 5 năm

FDI - vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Tổng vốn đăng ký tính đến ngày 30.4 đạt 13,82 tỉ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm ngoái - mức cao nhất trong cùng kỳ 5 năm trở lại đây.

[Dữ liệu] Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 30 năm qua những cột mốc

(Ceo-talk.vn) - Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 30 năm (1994-2024) hơn 22 lần đã đưa Việt Nam vào top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời tổng kim ngạch thương mại 2024 lên gần 800 tỉ đô-la Mỹ, đưa quy mô lên vị trí thứ 17 toàn cầu.

Vốn tư nhân và đổi mới sáng tạo sẽ dẫn dắt thập niên tăng trưởng mới

Với quy mô nền kinh tế dự báo vượt ngàn tỉ đô vào năm 2035, đổi mới sáng tạo và dòng vốn tư nhân sẽ là động lực quan trọng cho thập niên tăng trưởng mới kể từ 2025.