Cửa hàng tiện lợi sẽ thành “bệ phóng” cho hàng hóa Nhật

Cửa hàng tiện lợi của doanh nghiệp Nhật sẽ trở thành kênh quan trọng đo lường sức mua, đánh giá thị hiếu và nhu cầu của người dùng, làm “bệ phóng” cho hàng hóa Nhật, đặc biệt các SMEs theo chân các tập đoàn bán lẻ hàng đầu Nhật mở thị trường mới.

Link gốc (Người Đô Thị 15/04/2016)

Hỗ trợ cho các SMEs đi cùng các kênh cửa hàng tiện lợi bán lẻ hàng hóa Nhật tại Việt Nam là một trong những nội dung quan trọng trong chuyến đến Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Kinh tế – Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Hayashi Motoo. Tháp tùng chuyến thăm của ông tại TPHCM hôm qua, 20.3, có đại diện 4 tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Nhật cùng với 16 doanh nghiệp khảo sát cơ hội đưa hàng hóa vào Việt Nam qua kênh bán lẻ của Nhật.

4 tập đoàn bán lẻ này đều là những thương hiệu kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện lợi nổi tiếng thế giới. Gồm FamilyMart và Ministop (thuộc Aeon) đang mở rộng chuỗi tại Việt Nam; 7 Eleven – thương hiệu đang xúc tiến mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam cuối năm nay, và Lawson tham gia khảo sát cơ hội xem có thể tham gia thị trường thời gian tới.

16 doanh nghiệp khác cũng khảo sát khả năng đưa hàng hóa vào Việt Nam thông qua các chuỗi cửa hàng tiện lợi Nhật tại Việt Nam. Hiện tại hai chuỗi Family Mart và MiniStop có khoảng 130 cửa hàng và sẽ đạt đến 200 cửa hàng vào tháng 11 tới, trong tương lai các thương hiệu bán lẻ Nhật con số có thể mở rộng để đạt hàng ngàn cửa hàng tại Việt Nam.

cửa hàng tiện lợi
Bộ trưởng Bộ Kinh tế – Thương mại và Công nghiệp Nhật Hayashi Motoo (bìa trái) cùng đoàn doanh nghiệp đang khảo sát tại một cửa hàng của FamilyMart chiều 20.3 (Ảnh: Tuyết Ân)

Bên cạnh tiêu thụ hàng hóa, các chuỗi cửa hàng tiện lợi là nơi phát triển và hoàn thiện các dịch vụ hạ tầng cung ứng cho ngành bán lẻ như dịch vụ tài chính, thanh toán điện tử, nghiên cứu về lối sống, năng lực chi tiêu. Trong tương lai đó còn là nơi quảng bá về công nghiệp nội dung như phim ảnh, âm nhạc, những dịch vụ liên quan thúc đẩy tiêu dùng văn hóa, du lịch Nhật Bản.

Bộ trưởng Hayashi khẳng định Việt Nam là thị trường bán lẻ được chú ý nhất trong khu vực với quy mô quy mô dân số trẻ cao và tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh, kéo theo khả năng chi tiêu tăng lên đang tạo nên một thị trường hấp dẫn của ngành bán lẻ. Bên cạnh đó, Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP cũng đang mở ra cơ hội cho hàng hóa Nhật vào Việt Nam qua việc miễn giảm thuế, đơn giản thủ tục hải quan…

Bộ trưởng Hayashi đã thông báo việc thành lập hội đồng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật, bao gồm JETRO, Tổng lãnh sự quán Nhật, các cơ quan tài chính và các chuyên gia tư vấn. JETRO sẽ phối hợp với các công ty sở hữu những chuỗi cửa hàng tiện lợi để tăng cường quảng bá sản phẩm Nhật, hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật tiếp cận thị trường.

Ông Hirotaka Yasuzumi, Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TPHCM, cho biết Nhật Bản xem các chuỗi bán lẻ tiện lợi này là kênh quan trọng để các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước này tham gia đưa hàng hóa vào thị trường. “Mô hình cửa hàng tiện lợi là những điểm kinh doanh quan trọng và thích hợp nhất để đưa hàng hóa tiếp cận thị trường”, ông nói.

JETRO cũng cho biết Việt Nam là thị trường đầu tiên áp dụng mô hình này, nếu thành công sẽ được triển khai ở các thị trường khác. Dự kiến chiến dịch xúc tiến hàng hóa Nhật tại Việt Nam vào tháng 11 sẽ có khoảng 50-60 dòng sản phẩm mới của doanh nghiệp Nhật được giới thiệu qua kênh cửa hàng tiện lợi.

Mô hình cửa hàng tiện lợi của Nhật có nhiều điểm khác biệt và sáng tạo trong lưu thông bán lẻ vốn nổi tiếng thế giới. Ông Ishige Hiroyuki, Chủ tịch JETRO, cho biết đây không chỉ đơn thuần là nơi bán hàng, mà còn là kênh khảo sát thị hiếu tiêu dùng, nhu cầu và khả năng chi tiêu của người dân cách sát thực nhất.

Bên cạnh tiêu thụ hàng hóa, các chuỗi cửa hàng tiện lợi là nơi phát triển và hoàn thiện các dịch vụ hạ tầng cung ứng cho ngành bán lẻ như dịch vụ tài chính, thanh toán điện tử, nghiên cứu về lối sống, năng lực chi tiêu. “Trong tương lai đó còn là nơi quảng bá về công nghiệp nội dung như phim ảnh, âm nhạc, những dịch vụ liên quan thúc đẩy tiêu dùng văn hóa, du lịch…”, người đứng đầu JETRO cho biết.

—————————

Đọc thêm>>
Dấu ấn Circle K trên thị trường bán lẻ hiện đại Việt Nam
Saigon Co.op: Hợp tác xã tỉ đô
“Đại chiến” bán lẻ
Bán lẻ hiện đại: Mua tận gốc, bán tận ngọn

Xem thêm

Triển vọng Doanh nghiệp 2025: Tái cấu trúc, mở rộng thị trường và chuyển đổi số

Khảo sát do Ngân hàng UOB thực hiện vừa công bố cho thấy các phản ứng của doanh nghiệp sau những biến động về thuế quan kể từ tháng 4: 80% đang chủ động đưa ra giải pháp ứng phó và 60% vẫn giữ quan điểm tích cực về triển vọng trong năm tới.

SSI, Tether, U2U và AWS hợp tác phát triển hạ tầng tài chính số

Ngày 19.6, các đơn vị thành viên của công ty Chứng khoán SSI đã ký hợp tác với ba đối tác công nghệ - tài chính: Tether, U2U Network và AWS, đánh dấu bước tiến trong xây dựng hạ tầng tài chính số, tích hợp công nghệ blockchain và điện toán đám mây tại Việt Nam.

Australia và Việt Nam ra mắt Trung tâm Công nghệ Chiến lược thúc đẩy hợp tác số

Trung tâm Công nghệ Chiến lược Australia – Việt Nam chính thức ra mắt ngày 11.6, đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác đổi mới sáng tạo giữa hai quốc gia.

FedEx nâng cấp hoạt động tại Việt Nam, chuyển sang mô hình phục vụ trực tiếp

FedEx Express – hãng chuyển phát nhanh hàng đầu thế giới của Hoa Kỳ, chính thức chuyển sang mô hình phục vụ trực tiếp (direct-serve) tại Việt Nam, thay cho mô hình hoạt động gián tiếp thông qua đối tác ủy quyền trước đây.

Hai tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt – Hàn hợp tác thúc đẩy nền tảng AX có quy mô 2.400 tỉ

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) và Tập đoàn KT (Hàn Quốc) hôm 26.5 đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược (SPA) cho mục tiêu thúc đẩy quá trình chuyển đổi số toàn diện tại Việt Nam dựa trên nền tảng chuyển đổi trí tuệ nhân tạo - AX (AI Transformation).