Tập đoàn vi mạch AMCC của Mỹ mở trung tâm tại Việt Nam

Tập đoàn vi mạch ứng dụng của Mỹ Applied Micro Circuits Corporation (AMCC) hôm nay, 18-3, đã khai trương trung tâm thiết kế vi mạch tại Khu chế xuất Tân Thuận, TPHCM.

Link gốc

(TBKTSG 18.03.2008) – Đây là trung tâm thiết kế vi mạch thứ sáu và là trung tâm duy nhất ở nước ngoài của tập đoàn AMCC, được đầu tư 1 triệu đô la Mỹ cho cơ sở vật chất và phòng thí nghiệm. Theo ông Vũ Nguyễn, Phó Chủ tịch kỹ thuật của AMCC kiêm Chủ tịch AMCC Việt Nam, trung tâm sẽ tập trung vào thiết kế chip xử lý trong các lĩnh vực truyền tải, lưu trữ…

vi mạch
Các kỹ sư của trung tâm vi mạch đang giới thiệu về chip xử lý của AMCC – Ảnh: Tuyết Ân

Hiện trung tâm hoạt động với 40 kỹ sư. Đội ngũ này sẽ tham gia thiết kế chip (power PC), phát triển phần mềm cho bộ vi xử lý, thiết kế bo mạch và đánh giá sản phẩm. Dự tính đội ngũ tại Việt Nam sẽ được nâng lên khoảng 80 kỹ sư vào cuối năm nay.

Trả lời Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Kambiz Hooshmand, Chủ tịch AMCC, cho biết: “Việc lựa chọn đặt trung tâm tại Việt Nam là nhằm sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo tốt nhưng có chi phí cạnh tranh. Đặc biệt, AMCC đã có mối quan hệ mật thiết với các trường đại học của Việt Nam, vì thế không gặp khó khăn trong cạnh tranh nguồn nhân lực”.

Dịp này, AMCC Việt Nam và Mentor Graphics, một nhà cung cấp giải pháp phần mềm cho thiết kế bộ vi xử lý của Mỹ, đã cùng cam kết hỗ trợ Đại học Quốc gia TPHCM và Đại học Bách Khoa TPHCM thông qua việc cung cấp thiết bị, phần mềm cho các phòng thí nghiệm hỗ trợ sinh viên phát triển kỹ năng trong các chuyên ngành thiết kế vi mạch, điện tử…

AMCC là tập đoàn chuyên cung cấp giải pháp bán dẫn xử lý, truyền tải quang và lưu trữ tích hợp cho các mạng vô tuyến và hữu tuyến trên toàn cầu.

Các chíp xử lý do AMCC thiết kế được sản xuất tại các nhà máy của IBM ở Mỹ và TMC tại Đài Loan. AMCC có trụ sở chính tại Silicon Valley với năm trung tâm thiết kế tại Bắc Mỹ, trung tâm tại Việt Nam đã nâng đội ngũ thiết kế của tập đoàn này lên 350 trên toàn cầu.

—————————-

Đọc thêm>>
IDG Vietnam đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn
GCS ký hợp tác với SIMAX trong lĩnh vực bán dẫn
Phát triển vi mạch phải theo nhu cầu thực tiễn

Xem thêm

Citics gọi vốn 2,1 triệu USD để thúc đẩy nền tảng số “one-stop” cho giao dịch bất động sản

Nền tảng công nghệ bất động sản Citics hôm 14.5 công bố huy động thành công 2,1 triệu đô-la Mỹ từ các nhà đầu tư chiến lược, gồm TVS, Ai Viet Ventures cùng các quỹ hiện hữu là Vulpes Ventures và Vietnam Investments Group.

Từ 1.7 thử nghiệm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu Open API

Từ ngày 1.7.2025, ba mô hình fintech gồm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng và chia sẻ dữ liệu Open API sẽ được phép thử nghiệm trong khuôn khổ Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

Nền tảng TrueTest của Katalon: Định nghĩa kiểm thử phần mềm thời AI-native

Trong nỗ lực giải quyết bài toán tự động hóa kiểm thử phần mềm khi tốc độ phát triển ứng dụng ngày càng nhanh, Katalon vừa công bố TrueTest – nền tảng kiểm thử tự động ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng học hỏi liên tục từ hành vi người dùng

FPT tăng tốc M&A: Mở rộng toàn cầu, đẩy mạnh AI và công nghệ ngành

Tháng 5.2025, tập đoàn FPT liên tiếp công bố các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) chiến lược, nhằm mở rộng hoạt động ở thị trường toàn cầu và nâng cao năng lực công nghệ chuyên sâu trong các ngành then chốt.

Vốn FDI vào Việt Nam 4 tháng đạt kỷ lục của cùng kỳ 5 năm

FDI - vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Tổng vốn đăng ký tính đến ngày 30.4 đạt 13,82 tỉ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm ngoái - mức cao nhất trong cùng kỳ 5 năm trở lại đây.