Kinh tế Việt – Mỹ: Đi tìm thiết kế kinh tế cao cấp

“Thắt chặt kinh tế cao cấp” là thông điệp ngoại giao mà Tổng thống Mỹ Barack Obama mang đến trong chuyến viếng thăm Việt Nam, cùng với những kỳ vọng liên quan trực tiếp đến cộng đồng kinh tế sẽ rộng mở khi các thành viên, đặc biệt là Mỹ, thông qua Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Link gốc – (Người Đô Thị 27/05/2016)

Nền “kinh tế cao cấp” tiếp tục được định nghĩa là sự tập trung thúc đẩy hợp tác kinh tế bao gồm cả thương mại – đầu tư, khoa học – công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực. Đó cũng là những nội dung phản ánh trong các cam kết giữa các doanh nghiệp Hoa Kỳ và Việt Nam trong sự kiện này, liên quan đến các lĩnh vực đầy thách thức của nền kinh tế Việt Nam như biến đổi khí hậu và năng lượng sạch, phát triển giáo dục và các dịch vụ y tế đến người dân…

Kinh tế đi liền giáo dục và thúc đẩy sáng tạo

Một trong những đòn bẩy quan trọng cho các cơ hội trên được lãnh đạo cấp cao cả hai nước đều khẳng định nhất quán trong các cuộc hội đàm, đó là sự thiết lập cộng đồng kinh tế TPP. TPP đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam, góp phần gia tăng đầu tư – thương mại và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Đó cũng là cơ sở cả hai quốc gia khẳng định nỗ lực đảm bảo phát triển kinh tế và tạo cơ hội cho tất cả mọi phía, thúc đẩy đột phá sáng tạo, khởi nghiệp và phát triển kinh tế bền vững.

Tổng thống Obama trong bài phát biểu đã hoan nghênh những ký kết thương mại đạt được giữa các doanh nghiệp. Đi liền đó là các kỳ vọng đặt vào lĩnh vực giáo dục và y tế: “Các trường đại học Hoa Kỳ sẽ giúp các trường đại học Việt Nam về đào tạo, nghiên cứu thuộc các ngành khoa học công nghệ, kỹ thuật công trình và toán. Các trường y khoa của Hoa Kỳ như Johnson&Johnson, GE và các đại học y của Hoa Kỳ sẽ giúp các trường y Việt Nam cải thiện việc đào tạo y khoa”.

kinh tế Việt - Mỹ
Tổng thống Barack Obama trao đổi với cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam. Ảnh: Chinhphu.vn

Tổng thống Barack Obama trao đổi với cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam tại cuộc gặp gỡ với các doanh nhân trẻ ngày 24.5 ở TP.HCM về giáo dục, công nghệ, sáng tạo và khởi nghiệp. Ảnh AFP

TPP không phải là “phép mầu” cho nền kinh tế Việt Nam nhưng đó là nhân tố quan trọng để tạo ra sự thay đổi, thúc đẩy Việt Nam tăng tốc hội nhập.

Điều quan trọng nhất được mong chờ là TPP sẽ tạo ra nhiều chuyển biến về môi trường kinh doanh mà theo đánh giá của AmCham, Hiệp định sẽ giúp khu vực tư nhân tăng cơ hội tiếp cận các thị trường quan trọng, kích thích cạnh tranh, thu hút đầu tư và góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng cho các chuỗi cung ứng, tạo ra những cơ hội lớn cho doanh nghiệp cũng như cho người lao động Việt Nam. Trong sân chơi đó có hàng trăm doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ đang có mặt và dẫn dắt nhiều lĩnh vực.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đánh giá quan hệ kinh tế song phương hai nước vẫn còn nhiều tiềm năng và nhất là sau khi ký TPP.

Về giáo dục, đã có nhiều bước phát triển mạnh, đại học của Hoa Kỳ đã được thành lập, số lượng du học sinh của Việt Nam ở Hoa Kỳ đứng đầu các nước ASEAN. Chủ tịch nước nói: “Hoa Kỳ đang là nhà đầu tư thứ bảy (ở Việt Nam) và tôi mong sẽ sớm thành nhà đầu tư lớn nhất”.

Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành AmCham cho rằng: “Thời điểm Tổng thống Obama thăm Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng, vì đây chính là thời gian Quốc hội xem xét để phê chuẩn Hiệp định TPP vào cuối năm nay. AmCham tin rằng TPP sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các công ty, nhà đầu tư, người lao động, nông dân và người tiêu dùng ở cả Việt Nam và Mỹ.

Khi được triển khai đầy đủ, TPP sẽ mở đường cho nền kinh tế số, tăng cường sức mạnh cho các ngành công nghiệp sáng tạo và đổi mới; góp phần tạo nên sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư”.

>>Đầu tư Thương mại Việt – Mỹ: Hấp dẫn công nghệ, xuất siêu hàng hóa

Thặng dư xuất khẩu nâng đỡ thương mại Việt Nam

Quá trình mở cửa đầu tư thương mại Việt – Mỹ trong suốt 21 năm qua là sự gắn liền với thặng dư thương mại của Việt Nam. Đầu tư của Mỹ đến nay xấp xỉ 12 tỉ USD, là quốc gia đứng vị trí thứ 8 về vốn FDI đăng ký vào Việt Nam, tổng FDI lũy kế đến nay 288 tỉ USD. Con số này khá khiêm tốn so với kỳ vọng.

Tuy nhiên, Mỹ trở thành cứ địa thương mại lớn nâng đỡ cho hàng hóa Việt Nam, thặng dư xuất khẩu ngày càng gia tăng là không gian lớn cho nhiều doanh nghiệp Việt tìm kiếm ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế nặng nề.

Tính từ 1995, sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ, Việt Nam bắt đầu thời kỳ tăng xuất siêu liên tục vào Mỹ. Nếu mức xuất khẩu năm 1995 đạt 253 triệu USD thì mười năm sau tăng lên 26 lần, đạt 6,63 tỉ USD (2005) đến năm 2015 tăng cách biệt 134 lần, đạt gần 33,5 tỉ USD, và chiều ngược lại nhập khẩu từ Mỹ chỉ 7,8 tỉ USD, tạo ra thặng dư thương mại từ Mỹ gần 26 tỉ USD năm 2015.

Mỹ vẫn tiếp tục trở thành cứ địa lớn nhất cho hàng hóa Việt Nam, chỉ trong 4 tháng đầu năm nay mức thặng dư gần 9 tỉ USD. Trong khi chiều ngược lại Việt Nam nhập khẩu chủ yếu hàng hóa từ Trung Quốc, năm 2015 xấp xỉ 50 tỉ USD. Thị trường Hoa Kỳ tiêu thụ hầu hết các mặt hàng xuất chủ yếu của Việt Nam từ dệt may, giày dép, thủy hải sản, nông sản cho đến điện thoại và linh kiện, gỗ và sản phẩm…

Trong khi nhập khẩu từ Mỹ chủ yếu các sản phẩm máy tính, điện tử và linh kiện, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, bông xơ, nguyên liệu cho thức ăn gia súc… Một nền kinh tế dựa trên các nền tảng công nghệ kỹ thuật và quản trị minh bạch như Hoa Kỳ còn cách xa so với khả năng hấp thu và năng lực triển khai của thị trường Việt Nam.

Điều đó có thể nhận định qua sự hiện diện của hàng trăm doanh nghiệp Mỹ đang làm ăn tại Việt Nam, đa số là các tập đoàn hàng đầu về công nghệ, sản xuất lẫn thương mại, tuy nhiên sự thâm nhập của họ vào thị trường chưa xứng đáng với vị thế đang có.

Bức tranh kinh tế Việt Nam nhiều năm qua được các nhà quản lý, các chuyên gia trong và ngoài nước kêu gọi thiết kế lại bằng các cải cách thể chế, giảm thiểu các rào cản hành chính và tăng tính minh bạch, dường như cũng là thông điệp xuyên suốt trong quan hệ ngoại giao người Mỹ đặt ra kể từ khi bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. TPP tiếp tục là bước tiến mới, rộng lớn và càng nhiều thách thức với Việt Nam không chỉ trong làm ăn với Mỹ mà còn toàn cộng đồng thành viên TPP.

Những yêu cầu cao hơn đối với người lao động, môi trường làm việc, giải quyết bất bình đẳng kinh tế, các tổ chức được nghiệp đoàn, các cam kết về bảo vệ bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ, thúc đẩy chống tham nhũng… cao hơn các cam kết ở bất kỳ hiệp định nào khác. Những cam kết đó được xem là cơ hội cho tất cả các nước thành viên gia nhập cuộc chơi, tạo ra sức ép lớn và đồng thời là cơ hội của Việt Nam trong các cộng đồng kinh tế mới, không chỉ trong làm ăn với Mỹ.

. . .

Kinh tế Việt - Mỹ
Nguồn: Tổng cục Hải quan.

CÁC THỎA THUẬN QUAN TRỌNG NHÂN CHUYẾN THĂM CỦA TỔNG THỐNG OBAMA

17,34 tỉ USD của Vietjet: Các hợp đồng được Vietjet ký cho chiến lược phát triển mạng đường bay đến 2023. Bao gồm hợp đồng 11,3 tỉ USD đặt mua 100 máy bay B737 Max 200 của Boeing; hợp đồng 3,04 tỉ USD mua động cơ và dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng đội tàu với United Technologies; và hợp đồng 3 tỉ USD mua động cơ LEAP-1B của CFM International – liên doanh giữa GE Aviation và Safran Aircraft Engines.

Tập đoàn General Electric (GE) ký ghi nhớ với Bộ Công Thương: cam kết phát triển tối thiểu 1.000MW điện từ các dự án điện gió mới tại Việt Nam cho đến 2025, đủ cung cấp cho 1,8 triệu hộ dân.

Rót thêm 75 triệu USD cho The Grand Hồ Tràm Strip: nhà đầu tư Asian Coast Development (ACDL) thông qua Công ty Dự án Hồ Tràm ký ghi nhớ với công ty xây dựng Cotec (CotecCons) cho kế hoạch mở rộng khu nghỉ dưỡng phức hợp này lên quy mô gấp đôi, đạt 1.100 phòng.

Dự án năng lượng mặt trời giữa First Solar và Thiên Tân: Thiên Tân ký hợp đồng mua tấm pin mặt trời trị giá 35 triệu USD cho nhà máy quang điện mặt trời tại Quảng Ngãi.

PetroVietnam ký với Honeywell và Murphy: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và tập đoàn công nghệ Honeywell (Mỹ) cam kết hợp tác trong ngành dầu khí thông qua việc tư vấn, đào tạo, xây dựng các ủy ban chung về lĩnh vực này. Và biên bản ghi nhớ với Murphy hợp tác về khai thác dầu khí, liên doanh năng lượng, đẩy nhanh đàm phán dự án ở đảo Thổ Chu và nhiều hợp đồng khác…

Nhà máy Biomass Minnesota: Doanh nghiệp Mỹ sẽ hỗ trợ các điều khoản liên quan đến thiết kế, xây dựng điện sinh khối tại Việt Nam, nhằm giúp các doanh nghiệp tư nhân tiết kiệm 10-20% trong sử dụng nguồn điện và giảm 200.000 tấn carbon mỗi năm để bảo vệ mội trường.

Đào tạo an toàn hạt nhân: Mỹ giúp Việt Nam đào tạo nhân lực, trang bị kiến thức mua sắm hạt nhân, thiết kế xây dựng các nhà máy, kiểm tra độ an toàn của các lò phản ứng hạt nhân trong tương lai; tư vấn, minh bạch hiệu quả của công nghệ này cũng như lợi ích kinh tế khi phát triển.

Sáng kiến hợp tác nghiên cứu hạ nguồn Mekong: Hợp tác giữa Đại học Cần Thơ và Chính phủ Mỹ thành lập một trung tâm nghiên cứu, kết nối các nhà khoa học trong nước và Mỹ để bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu ở ĐBSCL.

Thay đổi khí hậu tại ĐBSCL: Hợp tác với tỉnh Bến Tre nhằm kêu gọi nguồn lực tư nhân và nhà nước giúp đỡ doanh nghiệp chống biến đổi khí hậu và xâm ngập mặn. Các doanh nghiệp Mỹ như Microsoft, Dell, Coca-Cola sẽ hỗ trợ về nước sạch, giáo dục, đây là điểm đến hứa hẹn đầu tư của doanh nghiệp Mỹ.
Hợp tác giảm thiểu tai nạn giao thông: Quỹ 1 triệu USD được Mỹ hỗ trợ xây dựng dự án an toàn đường bộ, đào tạo, tuyên truyền về an toàn giao thông.

Hợp tác giảm thiểu tai nạn giao thông: Quỹ 1 triệu USD được Mỹ hỗ trợ xây dựng dự án an toàn đường bộ, đào tạo, tuyên truyền về an toàn giao thông.


Đọc thêm>>
Đầu tư Thương mại Việt – Mỹ: Hấp dẫn công nghệ, xuất siêu hàng hóa
Thương mại Việt Nam – EU: Sẽ thay đổi cuộc chơi

Đối sách nào cho hàng xuất khẩu Việt Nam?
Trung tâm Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy hợp tác giáo dục và khuyến khích khởi nghiệp

Xem thêm

Citics nhận 2,1 triệu USD thúc đẩy nền tảng số hóa dữ liệu bất động sản

Nền tảng công nghệ bất động sản Citics hôm 14.5 công bố huy động thành công 2,1 triệu đô-la Mỹ các nhà đầu tư chiến lược, gồm TVS, Ai Viet Ventures cùng các quỹ hiện hữu là Vulpes Ventures và Vietnam Investments Group.

Từ 1.7 thử nghiệm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu Open API

Từ ngày 1.7.2025, ba mô hình fintech gồm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng và chia sẻ dữ liệu Open API sẽ được phép thử nghiệm trong khuôn khổ Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

Nền tảng TrueTest của Katalon: Định nghĩa kiểm thử phần mềm thời AI-native

Trong nỗ lực giải quyết bài toán tự động hóa kiểm thử phần mềm khi tốc độ phát triển ứng dụng ngày càng nhanh, Katalon vừa công bố TrueTest – nền tảng kiểm thử tự động ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng học hỏi liên tục từ hành vi người dùng

FPT tăng tốc M&A: Mở rộng toàn cầu, đẩy mạnh AI và công nghệ ngành

Tháng 5.2025, tập đoàn FPT liên tiếp công bố các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) chiến lược, nhằm mở rộng hoạt động ở thị trường toàn cầu và nâng cao năng lực công nghệ chuyên sâu trong các ngành then chốt.

Vốn FDI vào Việt Nam 4 tháng đạt kỷ lục của cùng kỳ 5 năm

FDI - vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Tổng vốn đăng ký tính đến ngày 30.4 đạt 13,82 tỉ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm ngoái - mức cao nhất trong cùng kỳ 5 năm trở lại đây.