Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn đầu tư vào hạ tầng hàng không Việt Nam

Hơn 80 đại diện các khối công tư đến từ Hoa Kỳ và Việt Nam cuối tuần qua đã thảo luận về các cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực liên quan đến phát triển ngành hàng không Việt Nam, sau khi hai nước đang có kế hoạch mở các đường bay trực tiếp.

>>Kinh tế Việt – Mỹ: Đi tìm thiết kế kinh tế cao cấp

(Forbes Vietnam 21.04.2019) – Theo ông Timothy Liston, Phó tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM, sự kiện này được xây dựng trên đà xu thế mới của thị trường hàng không, từ sau việc cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) xếp hạng loại 1 cho an toàn hàng không Việt Nam, cũng như các hợp đồng thương mại hàng không được ký kết trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Hà Nội hồi cuối tháng 2.

Những tập đoàn tham dự hội thảo đáng chú ý như Honeywell, Sabre Corporation, Astrophysics, Bechtel Enterprises, Collins Aerospace, Dow Chemical, Haskell, Hyster, KPMG, Parsons, L3 Technologies, UL… Nhiều tên tuổi trong đó là các nhà tư vấn, cung cấp giải pháp, thiết bị quen thuộc với các công ty hàng không Việt Nam nhiều năm qua.

Ông Đỗ Tất Bình – phó tổng giám đốc ACV phát biểu tại sự kiện. Ảnh: LSQ Hoa Kỳ tại TP.HCM.

Đại diện cơ quan Hàng không dân dụng Việt Nam (CAAV), tổng công ty Sân bay Việt Nam (ACV) và các nhà phát triển dự án trong khối doanh nghiệp tư nhân cùng các bên liên quan cũng chia sẻ các thông tin về kế hoạch phát triển sân bay của Việt Nam.

Thông cáo do Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM phát đi khẳng định: “Tại Việt Nam, chính phủ Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy hợp tác song phương theo chiến lược Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương, tận dụng các cơ hội to lớn để cùng phát triển, củng cố cơ sở hạ tầng sân bay Việt Nam với công nghệ hiện đại, hiệu quả, an toàn và duy trì các tiêu chuẩn quốc tế.”

Hiện nhóm Công nghiệp hàng không Việt Nam – Hoa Kỳ  bao gồm 26 công ty, 6 cơ quan ban ngành của chính phủ Hoa Kỳ và 2 hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Lãnh sự Hoa Kỳ cũng cho biết các thành viên tư nhân bao trùm tất cả các nguồn lực và chuyên môn như phát triển và xây dựng sân bay, máy bay, không lưu và an toàn – an ninh mặt đất, hoạt động bảo trì sửa chữa và các dịch vụ thiết bị – kỹ thuật.

Nhóm các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ cũng cung cấp các hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật, tài chính đến tài trợ cho các dự án quy hoạch và thí điểm.

Việt Nam đang lên kế hoạch xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành với tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 16 tỉ USD. Hiện bộ Giao thông Vận tải đang lập báo cáo nghiên cứu khả thi, theo kế hoạch sẽ trình Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2019.

Ngoài dự án sân bay Long Thành, ACV cũng lên kế hoạch chi phí 78.000 tỉ đồng để đầu tư, nâng cấp 16 sân bay trên cả nước. ACV dự báo đến 2025, sản lượng hành khách thông qua các cảng ACV quản lý và khai thác đạt khoảng 185 triệu lượt với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2018-2025 khoảng 7%/năm.

———————————————————————

Đọc thêm >>>
Đầu tư Thương mại Việt – Mỹ: Hấp dẫn công nghệ, xuất siêu hàng hóa
Thương mại Việt Nam – EU: Sẽ thay đổi cuộc chơi

Đối sách nào cho hàng xuất khẩu Việt Nam?
Trung tâm Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy hợp tác giáo dục và khuyến khích khởi nghiệp

Xem thêm

Từ 1.7 thử nghiệm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu Open API

Từ ngày 1.7.2025, ba mô hình fintech gồm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng và chia sẻ dữ liệu Open API sẽ được phép thử nghiệm trong khuôn khổ Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

FPT tăng tốc M&A: Mở rộng toàn cầu, đẩy mạnh AI và công nghệ ngành

Tháng 5.2025, tập đoàn FPT liên tiếp công bố các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) chiến lược, nhằm mở rộng hoạt động ở thị trường toàn cầu và nâng cao năng lực công nghệ chuyên sâu trong các ngành then chốt.

Vốn FDI vào Việt Nam 4 tháng đạt kỷ lục của cùng kỳ 5 năm

FDI - vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Tổng vốn đăng ký tính đến ngày 30.4 đạt 13,82 tỉ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm ngoái - mức cao nhất trong cùng kỳ 5 năm trở lại đây.

[Dữ liệu] Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 30 năm qua những cột mốc

(Ceo-talk.vn) - Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 30 năm (1994-2024) hơn 22 lần đã đưa Việt Nam vào top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời tổng kim ngạch thương mại 2024 lên gần 800 tỉ đô-la Mỹ, đưa quy mô lên vị trí thứ 17 toàn cầu.

Vốn tư nhân và đổi mới sáng tạo sẽ dẫn dắt thập niên tăng trưởng mới

Với quy mô nền kinh tế dự báo vượt ngàn tỉ đô vào năm 2035, đổi mới sáng tạo và dòng vốn tư nhân sẽ là động lực quan trọng cho thập niên tăng trưởng mới kể từ 2025.