Giao thương du lịch Việt – Hàn ngày càng sôi động

Hàn Quốc vươn lên dẫn đầu về đầu tư và thương mại với Việt Nam, sự gia tăng này đã thúc đẩy các dịch vụ du lịch hàng không tăng trưởng mạnh mẽ.

Link gốc

(Doanh Nhân Sài Gòn 29/01/2019) – Năm 2018, khách Việt Nam du lịch Hàn Quốc tăng hơn 40% và chiều ngược lại tăng 35%, đưa tổng lượt khách Việt Nam đến Hàn Quốc tăng gấp ba lần tính từ năm 2014 và khách Hàn Quốc đến Việt Nam tăng hơn bốn lần trong cùng giai đoạn 2014 – 2018.

Theo số liệu của Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO), Việt Nam là quốc gia đứng thứ ba mà người Hàn Quốc sang du lịch sau Nhật Bản và Trung Quốc; Việt Nam cũng xếp thứ bảy trong các thị trường khách quốc tế tới Hàn Quốc.

Du khách tăng mạnh

Dự báo lượt khách Việt Nam đến Hàn Quốc sẽ tăng mạnh hơn do chính sách nới lỏng visa của Hàn Quốc từ cuối năm 2018 với công dân Việt Nam. Visa cho chuyên gia có hiệu lực kéo dài đến mười năm. Lượng du học sinh Việt Nam đến Hàn Quốc tăng nhanh, năm 2018 ước hơn 30.000 người và gấp hơn bốn lần năm 2015, được kỳ vọng sẽ là nhân tố quan trọng trong thúc đẩy giao thương đến Hàn Quốc dài hạn.

Ông Jung Chang Wook – Trưởng đại diện KTO cho biết: “Thời gian tới, KTO sẽ tăng cường các hoạt động xúc tiến, hợp tác với các đơn vị du lịch để giới thiệu nhiều dịch vụ cho khách Việt Nam, đặc biệt là khách du lịch tự do, để thúc đẩy giao lưu du lịch giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Cùng với chính sách nới lỏng visa này, chúng tôi kỳ vọng lượng khách Việt Nam đến Hàn Quốc sẽ tăng vượt bậc”.

Năm 2018, khách Hàn Quốc đến Việt Nam cũng tăng kỷ lục với gần 3,5 triệu lượt, tăng gần 40% so với năm trước. Hàn Quốc trở thành thị trường có mức tăng trưởng du khách cao nhất và là thị trường khách quốc tế lớn thứ hai của Việt Nam.

du lịch

Hàn Quốc hiện là đối tác FDI lớn nhất của Việt Nam. Tổng vốn FDI Hàn Quốc đạt khoảng 70 tỷ USD. Hàn Quốc cũng là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Năm 2018, kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 47,9 tỷ USD, tăng 2%. Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc 18,3 tỷ USD, tăng 23,2%.

Theo bộ Thương mại – Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, quan hệ giao thương Việt Nam – Hàn Quốc dự kiến đến năm 2020 đạt quy mô 100 tỷ USD. Việc mở rộng giao thương kinh tế dẫn theo sự trao đổi về mọi mặt trở nên sôi động. 

Hàng không đẩy mạnh dịch vụ

Việt Nam không chỉ là đối tác du lịch mà còn là đối tác thương mại rất quan trọng của các doanh nghiệp Hàn Quốc, theo xu thế đó, mối quan hệ giao lưu hợp tác giữa các doanh nghiệp, người dân ngày càng mở rộng.

Bảy hãng hàng không của Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam gồm Korean Air, Asiana Airlines, Jeju Air, Air Busan, Jin Air, Eastar Jet và T’way Air khai thác hơn 300 chuyến bay hàng tuần.

Hồi tháng 12, hãng hàng không lớn thứ ba và là hãng giá rẻ lớn nhất của Hàn Quốc – Jeju Air công bố đã mở thêm đường bay mới Deagu đến Đà Nẵng. Kể từ lần mở tuyến đầu tiên cuối năm 2014 từ Incheon – Hà Nội, đến nay Jeju Air đã mở bảy đường bay đến bốn thành phố lớn của Việt Nam gồm TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Nha Trang với tần suất 63 chuyến bay hằng tuần.

Theo đó Jeju Air thành hãng hàng không Hàn Quốc có nhiều đường bay nhất và là hãng hàng không có lượng cung cấp dịch vụ lớn thứ hai của Hàn Quốc tại Việt Nam.

Song song với mở đường bay, hãng này còn mở rộng mô hình kinh doanh khác liên quan tới dịch vụ vận tải và lưu trú nhắm đến sự tiện lợi để thu hút du khách.

Ông Lee Seok-Ju – CEO của Jeju Air khẳng định: “Việt Nam không chỉ là đối tác du lịch mà còn là đối tác thương mại rất quan trọng của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Theo xu thế các quan hệ giao lưu hợp tác hai bên đang được mở rộng, chúng tôi cũng mở rộng các đường  bay và chuyến bay để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân Hàn Quốc cũng như Việt Nam”.

Ông Lee Seok-Ju cũng cho biết cách nay ba năm thì Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan là ba điểm đến thu hút lớn nhất lượng du khách Hàn Quốc ra nước ngoài. Còn hiện nay Việt Nam đã vượt qua Thái Lan về lượng khách và doanh thu từ thị trường khách Việt Nam hiện đứng thứ hai, chỉ sau thị trường khách Nhật Bản.

“Chúng tôi sẽ tuyển tiếp viên hàng không người Việt làm việc cho Jeju Air. Đây là một trong những dịch vụ quan trọng giúp chúng tôi phục vụ người bản địa tốt hơn trên cá chuyến bay”, ông cho biết.

Hãng hàng không Tway Air hồi tháng 11 cũng mở đường bay Hà Nội – Daegu khai thác các chuyến bay hằng ngày, sau khi khai thác đường bay Seoul – TP.HCM tần suất một chuyến mỗi ngày và từ Đà Nẵng có bốn chuyến mỗi ngày bay tới Seoul, Pusan và Daegu. Từ tháng 12, hãng này tiếp tục khai trương các đường bay thẳng từ Hà Nội tới Seoul và Pusan.

Hiện hai hãng hàng không Hàn Quốc gồm Korean Air và Jeju khai thác các đường bay chính đến Việt Nam qua TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Nha Trang. Các hãng còn lại khai thác chủ yếu các tuyến đến TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng.

————————————————————

Đọc thêm
Để startup du lịch thành công
Myanmar, nhìn từ đồi Mandalay thanh bình
Du lịch trực tuyến đuổi theo người khổng lồ

Xem thêm

Từ 1.7 thử nghiệm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu Open API

Từ ngày 1.7.2025, ba mô hình fintech gồm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng và chia sẻ dữ liệu Open API sẽ được phép thử nghiệm trong khuôn khổ Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

FPT tăng tốc M&A: Mở rộng toàn cầu, đẩy mạnh AI và công nghệ ngành

Tháng 5.2025, tập đoàn FPT liên tiếp công bố các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) chiến lược, nhằm mở rộng hoạt động ở thị trường toàn cầu và nâng cao năng lực công nghệ chuyên sâu trong các ngành then chốt.

Vốn FDI vào Việt Nam 4 tháng đạt kỷ lục của cùng kỳ 5 năm

FDI - vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Tổng vốn đăng ký tính đến ngày 30.4 đạt 13,82 tỉ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm ngoái - mức cao nhất trong cùng kỳ 5 năm trở lại đây.

[Dữ liệu] Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 30 năm qua những cột mốc

(Ceo-talk.vn) - Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 30 năm (1994-2024) hơn 22 lần đã đưa Việt Nam vào top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời tổng kim ngạch thương mại 2024 lên gần 800 tỉ đô-la Mỹ, đưa quy mô lên vị trí thứ 17 toàn cầu.

Vốn tư nhân và đổi mới sáng tạo sẽ dẫn dắt thập niên tăng trưởng mới

Với quy mô nền kinh tế dự báo vượt ngàn tỉ đô vào năm 2035, đổi mới sáng tạo và dòng vốn tư nhân sẽ là động lực quan trọng cho thập niên tăng trưởng mới kể từ 2025.