Thời điểm suy thoái là lúc cần đầu tư cho công nghệ

“Y tế, giáo dục, máy tính và băng thông rộng là những lĩnh vực Intel nhắm đến để kích thích thị trường Việt Nam phát triển ngay thời điểm này”, ông Navin Shenoy - Phó chủ tịch Intel châu Á - Thái Bình Dương.

(TBKTSG 31/03/2009) – Link gốc

TBVTSG: Chuyến làm việc kéo dài hàng tuần của ông tại Việt Nam lần này có những điểm gì đặc biệt, thưa ông?

Ông Navin Shenoy: Trong chuyến đi này, tôi hy vọng Intel sẽ cùng với Việt Nam đưa ra một chương trình kích cầu công nghệ thông tin cấp quốc gia. Định hướng của chúng tôi là đầu tư cho công nghệ thông tin là ưu tiên hàng đầu, đặc biệt tại thời điểm khủng hoảng kinh tế, cần những hành động cụ thể và có hiệu quả.

Ông đã có cuộc gặp với Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, ông có thể cho biết những vấn đề Intel quan tâm và đề xuất?

– Trong cuộc gặp với Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, tôi mang đến đề nghị về triển khai chương trình máy tính quốc gia với sự hỗ trợ kích cầu của chính phủ. Tôi cũng trình bày nhận định của mình với ông Phó thủ tướng rằng chính sự quyết định đầu tư vào lúc thị trường ở thời điểm suy thoái sẽ tạo ra những bước nhảy vọt khi thị trường phục hồi.

Có bốn lĩnh vực Intel sẽ tập trung làm tại Việt Nam: Thứ nhất, là phát triển thị trường Việt Nam với những nền tảng công nghệ và phát minh mới nhất của Intel. Thứ hai là tăng tốc phổ cập Internet băng thông rộng, làm thế nào để người dân ở vùng sâu vùng xa có thể hưởng lợi từ những thành quả mà công nghệ mang lại. Thứ ba là ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế. Thứ tư là góp sức đẩy mạnh lĩnh vực giáo dục, vì đây là tài nguyên của quốc gia.

Về chi tiết, các cuộc gặp giữa các đối tác nhắm đến mục tiêu nào, thưa ông?

công nghệ
Tăng cường đào tạo giảng viên, ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục và đẩy mạnh phát triển giáo án điện tử cũng là vấn đề Intel quan tâm.

– Intel luôn có những kế hoạch năm năm cho những chương trình cụ thể với nhiều hoạt động xuyên suốt để trao đổi với các đối tác. Intel đã ký kết với Bộ Y tế và Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông (VNPT) để triển khai chương trình y tế điện tử. Với Sở Giáo dục – Đào tạo TPHCM, cuộc thảo luận của chúng tôi xoay quanh chủ đề đào tạo giáo viên và đẩy mạnh phát triển giáo án điện tử. Chúng tôi cũng gặp FPT Telecom để trao đổi về khả năng triển khai WiMAX…

– Intel đã từng hợp tác với VNPT trong dự án WiMAX, nay lại có ý định hợp tác với FPT Telecom, có gì khác biệt giữa hai dự án này?

– Intel là đối tác và là nhà đầu tư chiến lược của FPT từ nhiều năm qua. FPT Telecom vừa thành công trong việc thử nghiệm WiMAX di động tại Hà Nội. Cuộc gặp của chúng tôi là để trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm của các công ty đã ứng dụng thành công WiMAX trên thế giới. Chúng tôi bàn cụ thể về những vấn đề này nhằm tìm lộ trình phát triển phù hợp.

Người ta nói khủng hoảng kinh tế đã làm đảo lộn định luật Moore, và trào lưu “điện toán đủ dùng” đang diễn ra. Vậy những việc mà Intel tại Việt Nam cần làm ở thời điểm này là gì?

– Intel đã liên tục đưa ra thị trường nhiều sản phẩm, cụ thể là Atom, nhắm vào nhiều đối tượng khách hàng. Theo tôi, những cá nhân có nhu cầu mua máy tính cấu hình mạnh, vẫn sẽ tiếp tục mua những sản phẩm đó để sử dụng. Atom nhắm vào phân khúc hoàn toàn mới với mục đích kéo những người có ý định mua máy tính trong vòng 4, 5 năm tới thì họ có thể có đủ sức mua ngay thời điểm này. Đây là hai phân khúc hoàn toàn khác biệt.

Tại Việt Nam, Intel đã hiện diện ở 45 tỉnh thành, trong năm nay chúng tôi mở rộng đến 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Sản phẩm tôi nghĩ đóng vai trò rất quan trọng trong thời buổi kinh tế suy thoái là nettop (máy tính để bàn nhỏ gọn), vì nó phù hợp với đa số người dân. Đây là sản phẩm chủ đạo để Intel thâm nhập đến vùng sâu vùng xa trên toàn quốc.

Theo kinh nghiệm của ông thì việc đầu tư cho công nghệ thông tin cần chú trọng điều gì khi thị trường đang suy thoái?

– Vào thời điểm kinh tế khủng hoảng, việc đầu tư nếu đúng đắn và hợp lý là một quyết định khôn ngoan. Khủng hoảng rõ ràng là điều tồi tệ nhất cần phải vượt qua, nhưng đó cũng là lúc mà một quyết định sáng suốt có thể làm tiền đề cho một sự phát triển vững mạnh sau này.

Ví dụ rõ nhất là năm 1997 khi khủng hoảng kinh tế châu Á xảy ra, Đài Loan quyết định đầu tư rất mạnh vào công nghệ và các dây chuyền sản xuất. Kết quả là khi nền kinh tế phục hồi, Đài Loan cất cánh rất nhanh, bỏ qua nhiều quốc gia khác nhờ có cơ sở hạ tầng và những nhà máy đã được chuẩn bị sẵn sàng.

Vậy theo ông, Việt Nam nên ưu tiên phát triển công nghệ thông tin trong những lĩnh vực nào trước?

– Tôi không có những đề xuất cụ thể cho lĩnh vực nào, tuy nhiên quan điểm của tôi hay của Intel vẫn là tiếp tục đầu tư vào công nghệ thông tin vì đây là đầu tư chiến lược tối quan trọng trong tình hình kinh tế hiện nay để có thể đột phá trong tương lai. Đây là thời gian để tăng tốc chứ không phải để chờ đợi. Trong năm nay các quốc gia đều đầu tư gói kích cầu vào tất cả các ngành. Tùy vào mỗi quốc gia mà gói kích cầu được sử dụng vào các lĩnh vực khác nhau.

Có một điều Việt Nam cần quan tâm là phát triển thị trường công nghệ có chiều sâu luôn bắt đầu bằng việc tiếp cận công nghệ, tăng tỷ lệ người sử dụng Internet và máy tính. Tầm nhìn của Intel là làm sao việc đầu tư đó phải giúp cho chuẩn mực sống của người dân tăng lên, làm sao để công nghệ thông tin phát triển và những công nghệ mới được đưa vào cuộc sống ngày càng nhiều và nhanh hơn.

———————————————–

Đọc thêm
5 công nghệ làm thay đổi cuộc sống 5 năm tới
Tài sản lớn nhất của đô thị sáng tạo là hệ thống viện trường
“Cơn khát” nhân lực CNTT: Chuyển hướng đào tạo
Internet đưa GDP toàn cầu tăng thêm 6.700 tỉ USD

Xem thêm

Từ 1.7 thử nghiệm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu Open API

Từ ngày 1.7.2025, ba mô hình fintech gồm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng và chia sẻ dữ liệu Open API sẽ được phép thử nghiệm trong khuôn khổ Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

FPT tăng tốc M&A: Mở rộng toàn cầu, đẩy mạnh AI và công nghệ ngành

Tháng 5.2025, tập đoàn FPT liên tiếp công bố các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) chiến lược, nhằm mở rộng hoạt động ở thị trường toàn cầu và nâng cao năng lực công nghệ chuyên sâu trong các ngành then chốt.

Vốn FDI vào Việt Nam 4 tháng đạt kỷ lục của cùng kỳ 5 năm

FDI - vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Tổng vốn đăng ký tính đến ngày 30.4 đạt 13,82 tỉ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm ngoái - mức cao nhất trong cùng kỳ 5 năm trở lại đây.

[Dữ liệu] Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 30 năm qua những cột mốc

(Ceo-talk.vn) - Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 30 năm (1994-2024) hơn 22 lần đã đưa Việt Nam vào top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời tổng kim ngạch thương mại 2024 lên gần 800 tỉ đô-la Mỹ, đưa quy mô lên vị trí thứ 17 toàn cầu.

Vốn tư nhân và đổi mới sáng tạo sẽ dẫn dắt thập niên tăng trưởng mới

Với quy mô nền kinh tế dự báo vượt ngàn tỉ đô vào năm 2035, đổi mới sáng tạo và dòng vốn tư nhân sẽ là động lực quan trọng cho thập niên tăng trưởng mới kể từ 2025.