Internet đưa GDP toàn cầu tăng thêm 6.700 tỉ USD

Internet kết nối: Thế giới sẽ cần đến các công nghệ sáng tạo và đột phá để tiếp cận được những người dân nghèo nhất sống ở những vùng sâu vùng xa, các nhà cung cấp phải tìm ra cách tiếp cận mới trong thị trường viễn thông, nội dung số và bán lẻ nếu muốn khai thác sức mạnh của Internet để phát triển và giảm nghèo.

Link gốc

(Người Đô Thị 29/05/2016) – Nghiên cứu này được thực hiện cho công ty Facebook tại 120 quốc gia trong hơn 10 năm nhằm phân tích cách tháo gỡ rào cản đối với việc tiếp cận và đưa ra các dự báo về sự thay đổi của Internet khi ngày càng nhiều người dân ở các nước đang phát triển truy cập mạng.

Nghiên cứu cho rằng dù cuộc cách mạng kỹ thuật số tiếp diễn nhưng số lượng người đăng ký sử dụng mới Internet đã giảm dần những năm gần đây, phần lớn là ở các nước đang phát triển. Tính từ năm 2013 đến nay chỉ tăng trưởng ở mức một con số. Ước tính có 4,1 tỉ người chưa được kết nối Internet để tiếp cận nền kinh tế hiện đại khiến GDP toàn cầu mất đi một nguồn thu trị giá hơn 6.000 tỉ USD.

Nghiên cứu cũng cho rằng, nếu cả thế giới kết nối với Internet thì lợi ích dành cho các nước đang phát triển và các doanh nghiệp trong vòng 5 năm tới: sẽ cải thiện tình hình kinh tế – xã hội cho hơn 4 tỉ người; tăng sản lượng kinh tế toàn cầu thêm 6.700 tỉ USD; cơ hội tăng trưởng 400 tỉ USD cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông; và cơ hội tăng trưởng 200 tỉ USD cho các nhà cung cấp nội dung số.

Strategy& phân tích thêm, nếu muốn 80% dân số thế giới tiếp cận được Internet thì giá bán lẻ Internet phải giảm gần 70%, như vậy thì cả thị trường viễn thông, nội dung số và dịch vụ bán lẻ đều phải có những hành động cụ thể, như:

Thay thế mạng 2G bằng công nghệ 3G hoặc 4GLTE, ước tính giảm 60-70% chi phí trên mỗi megabyte và giúp các nhà cung cấp dịch vụ mạng kiếm được nhiều lợi nhuận tại các thị trường đang phát triển, đồng thời mang đến cơ hội kết nối Internet cho thêm 2 tỉ người.

Việc phân phối nội dung số thông qua các mạng tốc độ cao tại các địa phương sẽ giúp chi phí Internet hợp lý hơn với hơn 300 triệu người dùng. Nếu chính phủ các nước cung cấp nội dung số liên quan tới giáo dục, dịch vụ xã hội hay kinh doanh thì sẽ có thêm 200 triệu người có động lực kết nối vào Internet.

Việc trợ cấp chi phí kết nối Internet cho thuê bao hoặc đơn vị cụ thể, ví dụ các trung tâm giáo dục, có thể giúp thêm 500 triệu người lên mạng.

Sở dĩ sự tích cực này, theo chuyên gia Mathias Herzog của PwC: “Vì nó sẽ trở thành kênh cung cấp dịch vụ thiết yếu cho những người yếu thế trong nền kinh tế hiện nay. Đồng thời thương mại điện tử sẽ tăng trưởng với đối tượng mua và bán là những người tiêu dùng nghèo nhất trong xã hội.”

——————————————–

Đọc thêm
15 năm Internet Việt Nam: Cần tư duy 3.0 để quản lý và phát triển
Doanh nghiệp nhỏ – xương sống của kinh tế số Đông Nam Á
Doanh nghiệp Việt trước “chương 2” tiến trình chuyển đổi số
An toàn thông tin: Lúng túng trong môi trường IoT

Xem thêm

FPT tăng tốc M&A: Mở rộng toàn cầu, đẩy mạnh AI và công nghệ ngành

Tháng 5.2025, tập đoàn FPT liên tiếp công bố các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) chiến lược, nhằm mở rộng hoạt động ở thị trường toàn cầu và nâng cao năng lực công nghệ chuyên sâu trong các ngành then chốt.

Zalopay tích hợp VNeID: Mở rộng xác thực điện tử và thanh toán số toàn dân

Hôm nay 10.4, Bộ Công an và Zalopay đã ký hợp tác về các giải pháp số trên ứng dụng VNeID, nhằm hướng đến xác thực danh tính an toàn, thanh toán không tiền mặt và số hóa dịch vụ công.

Viettel miễn phí chữ ký số MySign trên VNeID đến hết 2025

Từ nay đến 31.12.2025, người dân có thể đăng ký miễn phí chữ ký số Viettel MySign trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID, đồng thời được miễn phí ký các văn bản trên cổng dịch vụ công trong 12 tháng kể từ ngày khởi tạo tài khoản.

Sapo ra giải pháp hóa đơn điện tử tối ưu vận hành cho nhà bán lẻ

Sapo Invoice hỗ trợ nhà bán lẻ phát hành hóa đơn điện tử dễ dàng hơn, tuân thủ các quy định, kết nối trực tiếp cơ quan thuế, tích hợp phần mềm bán hàng Sapo, tối ưu vận hành và tiết kiệm đến 75% chi phí.

Doanh nghiệp Việt trước “chương 2” tiến trình chuyển đổi số

Thập niên của dữ liệu lên ngôi đang đòi hỏi doanh nghiệp cởi mở và nhanh nhạy hơn trước các làn sóng công nghệ mới, song song với một chiến lược dữ liệu và xây dựng văn hóa dựa trên dữ liệu để có thể tạo ra sự bứt phá. Dự báo tiến trình chuyển đổi số qua góc nhìn của ông Tan Jee Toon - tổng giám đốc IBM Việt Nam và ông Phạm Thế Trường – tổng giám đốc Microsoft Việt Nam, chia sẻ với Forbes Việt Nam