Dịch vụ chuyển phát: Thế rượt đuổi của doanh nghiệp nội

Trong dịch vụ chuyển phát, nếu như các hãng quốc tế thông qua các liên doanh thâm nhập thị trường đã thiết lập được hạ tầng căn bản, thì các doanh nghiệp trong nước mới thật sự đầu tư mạnh chừng năm năm trở lại đây với đa số doanh nghiệp có bề dày chỉ chừng trên dưới mười năm.

Link dẫn

(Sài Gòn Tiếp Thị 06-04-2013) – Ông Lương Ngọc Hải, tổng giám đốc tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (VTP), thừa nhận, sau 15 năm hoạt động trong lĩnh vực chuyển phát, đến năm 2012 mới có thể gọi là tương đối thành công, doanh thu VTP đạt 883 tỉ đồng, vượt kế hoạch 110%, nhờ áp dụng công nghệ và các giải pháp tiết kiệm chi phí. Mục tiêu cho năm 2013 là vượt được doanh thu 1.000 tỉ đồng với dịch vụ chính chuyển phát chiếm 65 – 70%.

Nước rút cho hạ tầng

Các hãng nước ngoài với tiềm lực tài chính, công nghệ và mạng lưới toàn cầu đang nắm những phân khúc có giá trị cao khi kết nối vào Việt Nam. DHL, UPS, FedEx, TNT… đầu tư hạ tầng hiện đại tại địa phương để kết nối đến mạng lưới hơn 200 thị trường toàn cầu.

Các dịch vụ thậm chí được thiết kế theo giải pháp chuyên biệt và nhu cầu cụ thể, có thể giao những lô hàng khẩn cấp, theo nhóm hàng hoá đặc biệt, hàng giá trị cao hay hàng nặng theo bất cứ yêu cầu nào. Trong khi đó, đa số công ty chuyển phát Việt Nam ra đời khoảng mười năm nay, chưa đủ lớn về quy mô kinh doanh lẫn mạng lưới, và hoạt động chủ yếu ở các thành phố lớn.

Để tìm thị phần riêng, các doanh nghiệp trong nước cần phương thức cạnh tranh linh hoạt và đi vào những phân khúc lợi thế và phù hợp. Ông Hải cho rằng, hiện tại các doanh nghiệp chuyển phát chủ yếu khai thác ở các khu vực trung tâm, để đạt được mục tiêu, VTP sẽ tập trung phát triển hạ tầng, tận dụng mạng lưới 15.000 cộng tác viên của viễn thông Viettel để phủ đến tuyến xã. Chú trọng vào các dịch vụ gia tăng kho vận, logistics và thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ, trang bị thiết bị hiện đại cho bưu tá để chủ động kiểm soát chất lượng dịch vụ.

dịch vụ chuyển phát
Dịch vụ chuyển phát: Thế rượt đuổi của doanh nghiệp nội.

Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) vốn sở hữu mạng lưới vận chuyển, điểm phục vụ trải rộng đến tuyến xã nhưng sau năm năm tách ra khỏi tập đoàn VNPT mới đạt được những bước cấu trúc căn bản. Doanh thu tăng hàng năm, đạt 3.340 tỉ đồng năm 2012 nhưng VNPost dự kiến cuối năm 2013 mới cân bằng được thu – chi.

Từ cung ứng dịch vụ truyền thống như bưu phẩm, bưu kiện, phát hành báo…, VNPost đã mở rộng sang các dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, chi trả bảo hiểm xã hội và phân phối sản phẩm bảo hiểm… Mục tiêu đến năm 2015 đạt tổng doanh số từ 12.000 tỉ đồng và tăng gấp 4 – 5 lần vào năm 2020.

Hiện các doanh nghiệp khác đang sử dụng dịch vụ VNPost hoặc hợp tác trong chuỗi dịch vụ về vận chuyển, lưu kho, phân phối và hoạt động tài chính. Một chuyên viên của VNPost cho biết, VNPost nhắm khai thác ưu thế mạng lưới vận chuyển, điểm phục vụ và đội ngũ bưu tá đến cấp xã bên cạnh việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào quy trình cung ứng và quản lý.

“Xu hướng thương mại điện tử phát triển mạnh tại Việt Nam những năm gần đây cũng mở ra nhiều cơ hội tham gia vào một trong những chuỗi phân phối”, chuyên viên này cho biết.

Dựa vào “người khổng lồ”

Các công ty logistics ở Việt Nam hiện có ba nhóm chính. Các công ty nước ngoài/liên doanh vào Việt Nam theo chân khách hàng là các công ty đa quốc gia và họ tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thuê lại các công đoạn xuất nhập khẩu, vận chuyển qua các công ty trong nước.

Các doanh nghiệp/tập đoàn kinh tế vốn 100% nhà nước thường là các doanh nghiệp vận tải hoặc thuộc lĩnh vực ngoại thương, trước đây chiếm lĩnh gần như toàn bộ các dịch vụ giao nhận, vận tải trong nước, có phân khúc khách hàng đa dạng và thế mạnh theo mảng riêng lẻ. Trong khi nhóm công ty tư nhân thường tham gia cung ứng từng dịch vụ cụ thể nào đó trong chuỗi.

Với một thị trường dịch vụ hậu cần mở cửa non trẻ như Việt Nam, chắc chắn các công ty trong nước nếu muốn vươn ra thị trường toàn cầu, cần thời gian “tựa vào người khổng lồ”. Theo ông Hải, để tiếp cận với công nghệ mới cũng như kinh nghiệm của các hãng quốc tế, VTP tìm kiếm các đối tác chiến lược tin cậy để có bước đi nhanh nhất để tham gia thị trường với mục tiêu là doanh nghiệp hàng đầu về chuyển phát tại Việt Nam.

VTP đang mở rộng mạng lưới đến những nơi tập đoàn Viettel đang phát triển dịch vụ viễn thông. Hiện đã đầu tư vào thị trường Campuchia, các thủ tục nhập xuất qua cửa khẩu và phát trực tiếp cho người nhận tại đây mà không cần qua hãng thứ ba. “Những thị trường khác VTP sẽ định hướng trên cơ sở kết hợp với các doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát địa phương cũng như các hãng chuyển phát quốc tế để phục vụ khách hàng”, ông Hải cho biết.

Chuyên viên VNPost cũng cho rằng chọn phân khúc thị trường và phương thức cạnh tranh là quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Cần xác định lợi thế về hệ thống phân phối, điều kiện hạ tầng, sự am hiểu phong tục tập quán để có sản phẩm và phương thức cạnh tranh phù hợp. “Việc hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài theo hình thức thuê ngoài trọn gói (outsourcing) sẽ giúp tiếp cận và tham gia vào lĩnh vực này hiệu quả hơn”, chuyên viên này nói.

————————————

Đọc thêm
Bưu chính chật vật cạnh tranh
Thị trường xe công nghệ: Uber ra đi, mô hình ở lại
Từ giao hàng nhanh đến mô hình kinh doanh chia sẻ
Thời của kinh doanh truyền thống “mệt” với công nghệ

Xem thêm

Từ 1.7 thử nghiệm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu Open API

Từ ngày 1.7.2025, ba mô hình fintech gồm cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng và chia sẻ dữ liệu Open API sẽ được phép thử nghiệm trong khuôn khổ Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) theo Nghị định 94/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

FPT tăng tốc M&A: Mở rộng toàn cầu, đẩy mạnh AI và công nghệ ngành

Tháng 5.2025, tập đoàn FPT liên tiếp công bố các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) chiến lược, nhằm mở rộng hoạt động ở thị trường toàn cầu và nâng cao năng lực công nghệ chuyên sâu trong các ngành then chốt.

Vốn FDI vào Việt Nam 4 tháng đạt kỷ lục của cùng kỳ 5 năm

FDI - vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Tổng vốn đăng ký tính đến ngày 30.4 đạt 13,82 tỉ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm ngoái - mức cao nhất trong cùng kỳ 5 năm trở lại đây.

[Dữ liệu] Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 30 năm qua những cột mốc

(Ceo-talk.vn) - Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 30 năm (1994-2024) hơn 22 lần đã đưa Việt Nam vào top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời tổng kim ngạch thương mại 2024 lên gần 800 tỉ đô-la Mỹ, đưa quy mô lên vị trí thứ 17 toàn cầu.

Vốn tư nhân và đổi mới sáng tạo sẽ dẫn dắt thập niên tăng trưởng mới

Với quy mô nền kinh tế dự báo vượt ngàn tỉ đô vào năm 2035, đổi mới sáng tạo và dòng vốn tư nhân sẽ là động lực quan trọng cho thập niên tăng trưởng mới kể từ 2025.